Dự báo xu thế xuất trong nước và sự ảnh hưởng của nó đến xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Trang 50 - 53)

hàng thủ công mỹ nghệ

* Nhu cầu : Do đời sống của con người càng cao nên nhu cầu của họ cũng được nâng lên và song song với nó là mặt hàng TCMN cũng ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, sản xuất thì đơn giản, dễ thay đổi nên thích nghi với thị hiếu của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Đây là nhân tố quan trọng mở ra nhiều thị trường tiêu thụ hàng TMCN. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Công Ty Haprosimex nói riêng có một số thị trường chính sau:

Liên Minh Châu Âu ( EU) : EU là một thị trường có thu nhập bình quân rất cao, dân số của khu vực này vào khoảng 350 triệu người.

Nền kinh tế của khu vực ổn định, thị trường thống nhất. EU là thị trường có sức mua rất lớn nhưng cũng đòi hỏi chất lượng hàng hoá, uy tín và kiểu dáng

mẫu mã rất cao. Trong những năm qua xuất khẩu hàng hoá dịch vụ vào các nước EU đã tăng từ gần 20% lên 25%, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào khối này là hàng dệt may, giầy dép, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ đó là chưa kể đến một số mặt hàng xuất khẩu sang châu Á nhưng để tái xuất sang thị trường EU.

Đông Âu và các nước SNG : Trước đây thì việc xuất khẩu hàng TCMN theo nghị định thư, cho nên khi hàng xấu hay đẹp thì đều được xuất khẩu. Nhưng hiện nay khi tham gia vào cơ chế thị trường, đặc biệt từ khi khủng hoảng kinh tế thì thị trường này đã giảm mạnh và có nhiều khi mất hẳn thị trường. Trong những năm trở lại đây mặc dù có khôi phục lại thị trường này song là chưa đáng kể, mặc dù đây là thị trường quen thuộc của nước ta nhưng những năm qua do nhiều yếu tố biến động, nước ta đã để trống khu vực này. Trong đó một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phía đối tác một thời gian dài vẫn chưa có những phương thức thanh toán ổn định, mặt khác ta cũng chưa thực sự năng động tìm ra phương thức buôn bán mới như hàng đổi hàng, đổi hàng tạm nhập tái xuất. luôn coi nhẹ chất lượng, hàng mẫu mã xấu, hàng kém chất lượng,vv…. sang tiêu thụ đại trà nên đây cũng là nguyên nhân làm cho mặt hàng của ta mất đi uy tín trên thị trường nước bạn. Ngoài ra với sự bắt chước, năng động, truyền thống của Trung quốc, Philipin và một số nước khác đã kịp thời xâm nhập vào thị trường này và bán với giá re hơn, vì vây mà ta đã đánh mất dần thị trường. Hiện nay trao đổi buuon bán với các nước này chỉ đạt khoảng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.

Thị trường Châu á - Thái Bình Dương : Châu Á- Thái Bình Dương là một thị trường đông dân số nhất thế giới, song thu nhập lại chưa cao, hiện chiếm khoảng 65% kim ngạch ngoại thương của Việt nam. Đây được đánh giá là thị trường rất tiềm năng khi kinh tế các nước này đang phát triển rất

nhanh, bên cạnh đó, khu vực này có nền văn hoá, truyền thống mang đậm nét dân tộc chính vì thế cần phải nghiên cứu kỹ về thị hiếu, nét đặc trưng của người phương Đông trước khi ta tiến hành việc xúc tiến, xuất khẩu hàng TMCN vào các nước trong khu vực.

-Cạnh tranh :

+ Đối với những mặt hàng như gốm sứ, chạm khảm, thêu , mây tre đan hiện có ở rất nhiều nước, việc cạnh tranh không chỉ diễn ra ở trong nước mà ở ngay cả giữa nước này với nước khác, khối này với khối khác về giá cả mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng và phương thức thanh toán vv… Tuy vậy trong cuộc cạnh tranh này thì hàng thủ công mỹ nghệ của một số nước có uy tín luôn chiếm được ưu thế cao trên thị trường và sản phẩm của họ thường bán được giá hơn.

+Hiện nay, Trung quốc đứng đầu về đồ gốm sứ,các sản phẩm gốm sứ của họ luôn có uy tín cao trên thị trường thế giới với những sản phẩm nổi tiếng của Thượng Hải, Giang Tây, đặc biệt là về chất lượng, sản phẩm của họ có uy tín cao trên thị trường.

+Về hàng sơn mài chạm , gốm sứ, vv…thì tại thị trường SNG , Việt Nam vẫn giữ ưu thế là bạn hàng quen thuộc mặc dù chưa có động lực để nâng cao chất lượng và thay đổi kiểu dáng mẫu mã.

+ Các đối thủ sử dụng thường sử dụng vũ khí cạnh tranh là giá cả và mẫu mã, ngoài việc bán với giá hợp lý thì họ còn sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá, hình thức thanh toán thông dụng và có lợi cho cả hai bên .

Dự báo, nhu cầu của thị trường Thế giới đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tiếp tục tăng cao. Thời gian cho mục tiêu xuất khẩu 1,5 tỉ USD vào năm 2010 không còn nhiều, tuy nhiên mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được cùng với những giải pháp phát triển xuất khẩu của Bộ Công thương hiện nay.

Riêng với hàng TMCN thì các yêu cầu về tính đa dạng, độ thẩm mỹ, mẫu mã ngày càng cao hơn, ở một số nước cũng xuất khẩu các sản phẩm này như Trung quốc, Philipin,vv... thì họ vẫn sẽ tăng cường đầu tư nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng này. Ở những nước này, hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm được sản xuất bằng máy, chứ không làm bằng tay nữa nên nó sẽ sản xuất được khối lượng lớn có năng suất lao động cao, hạ giá thành sản phẩm, nhưng điều này có nghĩa là tính đa dạng, phức tạp, tính thủ công đặc trưng mà khách hàng nước ngoài họ rất coi trọng không được đảm bảo nữa.Tính cạnh tranh của các mặt hàng này trên thị trường quốc tế không cao, một phần là do giá trị xuất khẩu thấp và chỉ có một số nước mới có mặt hàng để đem đi xuất khẩu. Chính vì thế mà Việt nam cần phải khai thác được nhiều hàng TCMN, với mẫu mã phong phú và đa dạng nhằm phục vụ tốt cho công tác xuất khẩu .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Trang 50 - 53)