3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý.
TTCK là một thể chế đặc biệt bậc cao và là sản phẩm tinh tuý của nền kinh tế thị trờng, hoạt động với những thiết chế phức tạp và riêng biệt, với những quy luật chi phối khắc nghiệt, sâu sắc và ảnh hởng toàn diện đến thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của một đất nớc khi có những biến động. Với cơ chế vận hành phức tạp, nên các quá trình từ phát hành chứng khoán trên thị trờng sơ cấp cho đến các giao dịch trên thị trờng thứ cấp đòi hỏi phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của luật pháp về chứng khoán và TTCK. Ngoài các quy định nêu trên, hoạt động của TTCK còn chịu sự chi phối của các văn bản luật khác trong các lĩnh vực thơng mại, dân sự, đầu t nớc ngoài, phá sản . Hoạt động của TTCK nói chung, bên cạnh những đặc tính … u việt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, còn chứa đựng những hạn chế, khuyết tật có thể dẫn tới những hậu quả khó lờng. Vì vậy, sự điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống
luật pháp trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK này nhằm tạo ra những đặc tính u việt, những thế mạnh của nền kinh tế thị trờng và hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình hoạt động thị trờng. Giữa các chủ thể của thị trờng hình thành những mối quan hệ kinh tế- xã hội đan xen. CTCK là một chủ thể quan trọng của thị trờng, hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả tốt hay không, một mặt phụ thuộc vào tình hình chung của thị trờng.
Nhìn tổng thể, tuy cha có một đạo luật chung về phát hành và kinh doanh chứng khoán nh một số nớc trên thế giới, nhng trên thực tế, khung pháp luật về chứng khoán với ba bộ phận cấu thành tối thiểu của nó đã đợc hình thành, bao gồm: Những quy định về tiêu chuẩn hàng hoá và điều kiện phát hành, điều kiện và thể thức kinh doanh, quản lý Nhà nớc và giám sát về chứng khoán và TTCK. Tuy nhiên, về mặt nội dung, các quy định hiện có còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK hầu hết là các văn bản dới luật, có giá trị thấp. Các văn bản thiếu tính hệ thống, còn chắp vá, thiếu tính đồng bộ và còn chồng chéo giữa các quy định. Còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề thuộc về chứng khoán và nhiều quan hệ trong TTCK cha đợc luật pháp quy định, điều chỉnh. Hầu hết các quy định đợc xây dựng trên cơ sở tham khảo, học tập kinh nghiệm tổ chức TTCK của nớc ngoài mà cha đợc hay còn ít đợc kiểm nghiệm qua thực tế tại Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét, sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh và các văn bản ở các ngành, lĩnh vực liên quan khác nhằm tạo nên sự thống nhất cao và ổn định trong hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của TTCK Việt Nam.
Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện những văn bản quy định, hớng dẫn hoạt động của TTCK cũng nh các CTCK để phù hợp với tình hình phát triển thực tế của TTCK Việt Nam. Mặt khác, với tình hình và xu hớng của thị trờng hiện nay, Chính phủ cũng cần có các quy định cụ thể về giao dịch điện
tử trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Điều này rất quan trọng vì đó là cơ sở pháp lý cho các giao dịch sẽ rất phổ biến trong tơng lai này.
3.3.1.2. Ưu đãi thuế cho hoạt động chứng khoán
Ưu đãi thuế cho TTCK là chính sách quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các CTCK. Hiện nay ngoài việc hởng u đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm hoạt động, các CTCK còn đợc giảm 50% số thuế doanh nghiệp trong hai năm tiếp theo. Tuy nhiên, quy định u đãi thuế nh vậy đối với các CTCK vẫn cha thoả đáng do các Công ty này mới đi vào hoạt động, doanh số cha nhiều, TTCK cha sôi động, cha phát triển nên hiệu quả hoạt động còn thấp. Chắc chắn các CTCK đều bị lôc trong những năm đầu hoạt động. Do vậy, hết thời hạn đợc giảm thuế nh trên các CTCK sẽ gặp nhiều khó khăn khi tính đến hiệu quả kinh doanh.
Chính vì thế cần phải có chính sách u đãi hơn nữa cho các CTCK mới có thể khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nớc vào TTCK. Cụ thể, mức u đãi trong thời gian tới nên là miễn thuế cho 5 năm đầu hoạt động và giảm thuế còn 50% trong 3 hoặc 5 năm tiếp theo.
Đối với thuế giá trị gia tăng, mặc dù Bộ tài chính đã cam kết sẽ chính thức đa hoạt động kinh doanh chứng khoán vào diện không chịu thuế VAT đợc ghi tại điều 4 luật thuế này, nhng các CTCK đã không mấy hứng khởi vì việc đa vào diện không chịu thuế VAT đồng nghĩa với việc sẽ không đợc khấu trừ thuế đầu vào đối với các chi phí bỏ ra trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Cho nên, các CTCK nên đợc áp dụng thuế suất VAT đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là 0%. Với thuế suất này, các Công ty sẽ đợc hoàn thuế đầu vào đối với các chi phí bỏ ra và đây chính là điều mà không chỉ BVSC mà các CTCK khác đều mong đợi.