Công tác tổ chức: Ban hành và biên soan xong các quy chế còn lại của công ty CP Thực hiện cải tiến tổ chức quản lý sản xuất từ công ty đến các đơn vị cụ thể.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (Trang 32 - 37)

- Thực hiện cải tiến tổ chức quản lý sản xuất từ công ty đến các đơn vị cụ thể. - Nâng cao và tiếp tục đầu tư vào hệ thống tin học

- Đầu tư vào đào tạo: Tập trung vào đầu tư con người, đào tạo cán bộ quản lý cũng như đào tạo các kĩ sư, kiến trúc sư.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn.

- Giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty, xây dưng tác phong công nghiệp đối với cán bộ công nhân viên.

2.6. Thực trạng nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấnxây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC)

Báo cáo tài chính là tài liệu được dùng để phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam. Phân tích tình hình tài chính dựa trên báo cáo tài chính năm 2008 và 2009 của công ty. Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại công ty bao gồm.

2.6.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại công ty

Đối tượng phân tích là các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán các năm, việc phân tích giúp đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách tổng quát nhất về tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn sau khi so sánh, đánh giá theo nguyên tắc:

Tổng TS = Tổng NV

Qua bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2008 và 31/12/2009 cho thấy sự tăng lên của tài sản cũng như nguồn vốn của năm 2009 so với năm 2008 như là: 95.726.787.866đ – 74.817.901.213đ = 20.908.886.653đ

Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn đã có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên qua số liệu trên chưa thể kết luân một cách đầy đủ công ty làm ăn có hiệu quả hay không, có bảo toàn và phát triển vốn hay không. Cần phải phân tích hình tài chính của công ty qua các phần tiếp theo. Tài sản của công ty đã có sự gia tăng đáng kể trong kỳ , đặc biệt là sự tăng lên của TSNH mà đáng chú ý nhất là lượng hàng tồn kho năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 24.816.954.951đ – 5.024.067.774đ = 19.792.887.177đ

Điều này chứng tỏ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có vấn đề lượng hàng tồn kho tồn đọng nhiều.

Nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng, mà nợ ngắn hạn tăng nhiều, năm 2009 nợ ngắn hạn tăng so với năm 2008 là:

72.646.293.878đ – 52.129.818.181đ = 20.516.475.697đ

Điều này chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn một cách hợp pháp của các đơn vị khác để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty mình. Tuy nhiên chưa thể kết luận một cách đầy đủ nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục cũng như tình hình tài chính của công ty. Để làm rõ vấn đề này cần tiếp tục phân tích các phần sau.

2.6.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có phương trình cân đối sau:

Tài sản ( (TSNH = I + II + III + IV + V) + TSDH) = Nguồn vốn (Nợ phải trả + VCSH)

Qua bản cân đối kế toán ta thấy tổng TS của công ty là: Năm 2008:

TSNH (21.369.252.571 + 21.425.110.989 + 15.048.645.012 + 5.024.067.774 + 4.497.300.898) + TSDH (7.453.524.023) = Tổng TS (74.817.901.213đ). Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để trang trải cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty và còn thiếu một khoản rất lớn đó chính là phần nợ phải trả là 52.687.257.700đ. Trong đó phần nợ ngắn hạn là 52.129.818.181đ và nợ dài hạn là 557.439.519đ. Để trang trải chi phí cho hoạt động của mình công ty đã đi chiếm dụng vốn của người khác dưới nhiều hình thức như số tiền phải trả người bán là 134.185.000đ, số tiền phải trả công nhân viên là 9.458.168đ hay thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 5.388.116.538đ.

Năm 2009:

chủ sở hữu không tăng thì để có thể trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã tiếp tục chiếm dụng vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lượng vốn đó chính là phần nợ phải trả là 73.275.260.077đ. Trong kỳ này lượng vốn chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn đó là phần người mua trả tiền trước là 35.918.347.954đ. Tron nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh ngày cành trở nên khốc liệt, nguồn vốn ngày càng trở nên khan hiếm. Vì thế việc chiếm dụng vốn của các tổ chức khác đã trở thành mục tiêu của các tổ chức. Vì thế qua phân tích trên chưa thể hiện được tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu.

Đánh giá sơ bộ có thể thấy được quy mô về tài sản mà công ty sử dụng cũng như khả năng huy động nguồn vốn từ các tổ chức khác của công ty ngày một tăng. Chứng tỏ công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động, tạo được uy tiến đối với các đối tác, điều này giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua việc phân tích kết cấu nguồn vốn và tài sản dưới đây.

2.6.3 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn

2.6.3.1 Phân tích kết cấu tài sản

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán công ty năm 2008 và 2009 lập bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty như sau: Nguồn: Báo cáo tài chính công ty

Năm Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009 với 2008 Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % A: TSNH 67.364.377.190 90,04 84.538.576.517 88,31 17.174.239.323 125 I. Tiền 21.369.252.517 28,6 19.496.703.723 20,36 -1.872.548.780 91,23 II. ĐTTCNH 21.425.110.989 28,64 21.425.110.989 22,38 0 100 III. Các khoản phải thu 15.048.645.012 20,11 12.404.074.349 12,96 -2.644.570.670 82,4 IV. Hàng tồn kho 5.024.067.774 6,7 24.816.954.951 25,92 19.792.887.187 494 V. TSNH khác 4.497.300.898 6,01 6.395.732.505 6,68 1.898.431.152 142,2 B. TSDH 7.453.524.023 9,96 11.188.211.349 11,69 3.734.687.317 150 II. TSCĐ 7.453.524.023 9,96 11.170.055.535 11,67 3.716.531.507 149,9 V. TS dài hạn khác 0 18.115.814 0,02 18.115.814 100 Tổng tài sản 74.817.901.213 100 95.726.787.866 100 20.908.886.653 128

Nhìn từ số liệu trên bảng thấy được tổng tài sản năm 2009 của công ty so với năm 2008 tăng 20.908.886.657đ đạt 128%. Trong đó giá trị tài sản lưu động tăng và chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ trọng và giá trị tài sản cố định của công ty cũng tăng lên và lượng tăng là 3.716.531.507đ đạt 149,9%. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư mạnh mẽ cho tài sản cố đinh, đông thời công ty đã mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc công ty đã có sự đầu tư lớn cho trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng

Đáng chú ý là lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên tới 19.792.887.187đ, tới 494%. Sở dĩ lượng hàng tồn kho tăng nhiều là do nhiều công trình còn trong giai đoạn tư vấn, thiết kế và xây dựng dỡ dang hoăc đã xong nhưng chưa thanh toán. Nhìn vào bảng trên thấy được TSNH của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn. Điều này được giải thích bởi ngành nghề kinh doanh chính của công ty là tư vấn, thiết kế, đặc điểm của ngành này là máy móc, thiết bị, nhà xưởng không nhiều như các ngành xây dưng mà chủ yếu là sử dụng chất xám của đội ngũ chuyên gia công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty trong kỳ đã có sự biến động do công ty đã đầu tư một số trang thiết bị, máy móc với số tiền là 3.716.531.507đ. Từ đó ta xác định được tỷ suất đầu tư của công ty.

Tỷ suất đầu tư

TSCĐ = Trị giá TSCĐ hiện có Tổng tài sản Năm 2008 = 7.453.524.023 = 9,96% 74.817.901.213 Năm 2009 = 11.170.055.53595.726.787.866 = 11,67%

Từ số liệu phân tích thấy được tỉ suất đầu tư vào TSCĐ của công ty đã tăng lên. Chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị của công ty đã được tăng cường về quy mô, giá trị.

Từ bảng số liệu trên cũng thấy được tổng TS lưu động của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17.174.239.323đ tương ứng 25%, điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty có thể tăng song trên thực tế lượng tiền mặt của công ty đã giảm một lượng 1.872.548.780đ. Điều này lại cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã giảm. Sở dĩ có điều này đó là một lượng lớn tiền mặt đã được công ty dùng để mua sắm trang thiết bị, trả lương công nhân viên.

Cũng từ bảng thấy được các khoản phải thu của công ty đã tăng lên trong kỳ. Điều này chứng tỏ lượng vốn công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng đã tăng lên. Hàng tồn kho của công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS của công ty và đã có sự gia tăng lớn trong kỳ, năm 2008 chỉ với 5.024.067.774đ nhưng năm 2009 đã tăng lên 24.816.954.951đ, tăng gấp 5 lần. Trên thực tế việc tăng

lên này là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn phải bỏ vốn mua nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ công tác đo đạc, khảo sát, thiết kê,… và nhiều chi phí khác để đảm bảo tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời gian hợp đồng đã ký kết.

Tổng kết các phân tích trên thấy được. Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì tồn tại hàng tồn kho trong các khâu là hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra nhằm đảm bảo uy tiến cũng như việc làm cho nhân viên. Tuy nhiên bên cạnh đó các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì trong xu thế cạnh tranh, khan hiếm vốn hiện nay các tổ chức có xu hướng chiếm dụng vốn của nhau. Đồng thời để tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng thi đây cũng là một trong những chiến lược của công ty.

Qua phân tích cơ cấu tài sản công ty trên nhìn chung sự phân bố tài sản là hợp lý với đặc điểm hoạt động của công ty. Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính của công ty có thực sự tôt hay không. Bởi một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt không chỉ có cơ cấu tài sản hợp lý mà còn phải có nguồn hình thành nên tài sản đó hợp lý. Chính vị vậy để kết luận chính xác tình hình tài chính công ty phải phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.

2.6.3.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn

Năm Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2008 với 2009

Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % A. Nợ phải trả 52.687.257.700 70,4 73.275.260.077 76,5 20.588.002.377 139

I. Nợ ngắn hạn 52.129.818.181 69,7 72.646.293.878 75,9 20.516.475.697 139,41. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0

2. Phải trả cho người bán 134.185.000 134.185.000 1003. Người mua trả tiền trước 15.042.475.356 20,1 35.918.347.945 37,5 20.875.872.599 238,8 3. Người mua trả tiền trước 15.042.475.356 20,1 35.918.347.945 37,5 20.875.872.599 238,8 4. Thuế và các khoản phải nộp 5.388.116.538 7,2 2.590.958.645 2,7 (2.797.157.893) 48 5. Phải trả CNV 0 9.458.168 9.458.168 100 6. Phải trả nội bộ 1.573.199.848 2,1 1.592.433.858 1,67 19.234.010 101,2 7. Phải trả phải nộp khác 29.878.267.180 39,9 32.381.009794 33,8 2.502.742.610 108,4 II. Nợ dài hạn 557.439.519 0,07 628.966.199 0,06 71.526.680 112,7 1. Nợ dài dạn 2. Vay dài hạn 3. Dự phòng trợ cấp mất việc 557.439.519 0,07 628.966.199 0,06 112,7 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 22.130.643.513 29,6 22.541.527789 23,5 410.884.270 101,8 I. Vốn chủ sở hữu 19.156.719.632 25,6 19.779.498422 20,7 622.778.790 103 1. Vốn đầu tư của CSH 18.000.000.000 124 18.000.000.00 18,8 0 100 2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (133,196,559) 449.379.197

3. Quỹ đầu tư phát triển 202.220.471 1.041.136.9574. Quỹ dự phòng tài chính 101.110.236 288.982.268 4. Quỹ dự phòng tài chính 101.110.236 288.982.268 5. Lợi nhuận chưa phân phối 986.585.484 0

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (Trang 32 - 37)