Các nguyên tác chung khi nghiên cứu các giải pháp

Một phần của tài liệu giải pháp kiến trúc, quy hoạch, quản lý đô thi, thoát nước thực hiện cải tạo môi trường (Trang 62 - 65)

II NGOÀI KHU VỰC DÂN DỤNG

3.3.2 Các nguyên tác chung khi nghiên cứu các giải pháp

Việc nghiên cứu các giải pháp là nhằm mục đích hoàn thiện cảnh quan và môi trờng sống, do đó phải đảm bảo các chức năng của môi trờng : Đối với một cá thể cũng nh toàn bộ xã hội, môi trờng sống có thể xem là có 3 chức năng :

 Môi trờng là không gian sống của con ngời

 Môi trờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngời.

 Môi trờng là nơi chứa đựng các chất thải do con ngời tạo ra trong cuộc sống va hoạt động sản xuất của mình.

Chất lợng của môi trờng tốt hay xấu đợc đánh giá qua khả năng thực hiện các chức năng này của môi trờng.

A Các nguyên tắc cho sự phát triễn bền vững

Môi trờng là tổng hợp các điều kiện sống của con ngời, là quá rình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trờng và phát triễn có một mối quan hệ hết sức chặt chẽ, môi trờng là địa bàn và đối tợng của phát triễn, phát triễn là một nguyên nhân tạo nên mọi biến đổi tích cực cũng nh tiêu cực đối với môi trờng.

Nguyên tắc 1 : Việc khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo phải luôn nhỏ hơn mức táI tạo của tài nguyên (nghiên cứu các giải pháp cần quan tâm đến các ván đề sử dụng vật liệu địa phơng, tiết kiệm đất, tổ hợp đa chức năng, khoanh vùng xử lý…)

Nguyên tắc 2 : Luôn luôn duy trì luồng chất thải vào môi trờng nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trờng (trong các giải pháp chú ý đến vấn đề phân khu chức năng, phạm vi ảnh hởng, thu gom xử lý chất thải …)

B Tính đặc thù, tính dân tộc trong tổ chức không gian kiến trúc đô thị

Tính đặc thù, tính truyền thống, tính dân tộc của một thành phố đợc thể hiện trong toàn bộ cuộc sống đô thị, trong nếp sống văn hoá xã hội, với những phong tục tập quán của ngời dân và trong tổ chức xã hội nói chung, nhng đồng thời nó cũng đợc thể hiện rất rõ trong tổ chức không gian kiến trúc đô thị. Và ngợc lại, phơng thức tổ chức không gian k đô thị sẽ ảnh hởng trực tiếp đến nếp sống đô thị. Nếu tổ chức đúng sẽ giữ cho thành phố códc một bản sắc riêng, còn nếu tổ chức không tốt sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, tính truyền thống và trở thành một thành phố lai tạp khong còn là chính mình nữa.

Lịch sử và thiên nhiên là những yếu tố đầu tiên thể hiện tính đặc thù của thủ đô Hà Nội : thành phố của chúng ta đã trải qua gần nghìn năm phát triển, các thành phần cấu toạ đô thị tuỳ lúc, tuỳ nơi mà có sự hình thành, chuyển dịch hay mất đi, nhng sự hình thành từng nơi từng chốn đều có cơ sở của nómà xuất phát chủ yếu là dựa trên địa hình thiên nhiên, sông hồ của vùng đất, dựa trên những điểm khai phá đầu tiên cảu cha ông chúng ta. Tổ chức không gian kiến trúc thành

phố hình thành nên từ đấy, và đây chính là nét đặc thù của Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội .

Tính đặc thù đó đã có lúc và thậm chí có xu hớng bị lạm dụng : hồ Gơm bị bao bọc bởi các công trình cao lớn, lạc lõng; hồ Tây cũng đang có nguy cơ biến đổi cả về cảnh quan và môi trờng; đặc biệt là các con sông, kênh mơng trong nội thành bị biến thành các mơng chứa đủ mọi chất thải đô thị, bám theo các dòng sông, kênh mơng là các xóm liều cùng các tệ nạn đang làm mức độ ô nhiễm của các kênh mơng gai tăng đến mức báo động… Sự lạm dụng hay đôi khi là sự quên lãng đã dần dần làm mất đi nét đặc thù của thành phố, cái mà thiên nhiên đã tạo dựng cho chúng ta. Cho nên di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên chính là những yếu tố quan trọng nhất để thể hiện rõ tính đặc thù của một thành phố.

Những phản ánh về hoạt động của con ngời trong cuộc sống đô thị thể hiện tính truyền thống, dân tộc trong tổ chức không gian kiến trúc đô thị : các thành phố dù giống nhau về nhà cửa, công trình, đờng xá và mọi thứ phơng tiện khác, nhng vẫn có sự khác nhau rất cơ bản, đó là hoạt động cảu con ngời.

Mối quan hệ trong c trú của ngời Việt chúng ta là mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Trong việc tổ chức không gian đô thị phảI làm sao thể hiện và tạo điều kiện cho quan hệ đó phát triễn. Cái không gian bên ngoài ngôi nhà với thiên nhiên cây cỏ chính là nơi gần gũi nhau của tất cả mọi ngời trong cộng đồng. Ngời Việt ta rất cần những nơi sinh hoạt chung thân mật, ấm cúng, không quá đông đúc ồn ào, náo nhiệt dù là nơI thôn xóm hay chốn thị thành.

Ngời Việt Nam sống tế nhị kín đáo. kiến trúc và không gian kiến trúc cũng phải có sự hoà hợp với tính cách con ngời. Sự cảm nhận (khô cứng quá, mạnh bạo quá, thô thiển quá) và đánh giá (khen chê, bình phẩm…) của mỗi ngời trớc một công trình kiến trúc, một tác phẩm nghệ thuật nói chung, cũng chính từ sự hài lòng hay không hài lòng với tính cách của mình mà nên. Các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam không đồ sộ, hoành tráng nh các nớc phơng Tây, không rộng lớn, cầu kỳ nh Trung Quốc và chính bởi vậy, nó rất thân thuộc với ngời Việt Nam. Giữa công trình và con ngời có sân vờn, cây lớn, câynhỏ, có hồ bán nguyệt, có ao sen, có hành lang và các iểu cảnh. Từ cái nhỏ đến cái lớn, từ cái phụ đến cái chính, cả một tổng thể nhịp nhàng hài hoàvới nhau. Và chính vì vây, giữa con ng- ời và công trình kiến trúc không có sự ngăn trở, không có đờng đột. Nó gắn bó

con ngời, công trình và thiên nhiên với nhau. Không phải bắt thiên nhiên phải khuất phục mà là phải hoà hợp với thiên nhiên.

C Các nguyên tắc về kiến trúc, cảnh quan đô thị

Không gian bố cục đô thị phải đợc bố trí hài hoà trên cái nền của cảnh quan thiên nhiên : tôn trọng và giữ gìn các yếu tố của thiên nhiên, cân nhắc trớc khi san một gò đất, lấp một cái ao, hạ một cây xanh. Dọc bờ mơng phải là những công viên, cây cảnhvới con đờng dạo mát thảnh thơi…kiến trúc phải hài hoà trong thiên nhiên, là phần tô điểm cho thiên nhiên. Thiên nhiên bao giờ cũng phải là chủ thể. Tất cả những điều dó phải trở thành nguyên tắc trong thiết kế đô thị và điều lệ trong xây dựng.

Ngoại cảnh kiến trúc –cảnh quan chung quanh kiến trúc là phần không thể thiếu trong bố cục không gian kiến trúc : thiết kế ngoại cảnh là một phần của thiết kế tổ chức không gian kiến trúc đô thị. Nó giải quyết sự hài hoà giữa kiến trúc công trình cới cảnh quan chung quanh, nó tạo thêm sự phong phú đa dạng trong kiến trúc đô thị. Sân vờn,cây xanh, hồ nớc, bể cảnh, tợng trang trí nghệ thuật, các tiểu phẩm kiến trúc là những thành phần rất quan trọng trong kiến trúc ngoại cảnh.

Tổ chức kiến trúc đô thị trớc tiên phải bố cục không gian cho từng công trình, cho một tổ hợp công trình hay một quần thể cong trình. Trớc tiên đây phải là những bố cục hoàn chỉnh, phải là sự tổng hợp hài hoà giữa các yếu tố Con ngời_ kiến trúc ngoại cảnh _ Không gian chung quanh (bao gồm cảnh quan thiên nhiên và các kiến trúc kế cận)-Bầu trời. Trong đó kiến trúc công trình là chủ thể, kiến trúc ngoại cảnh và không gian chung quanh nh một chất xúc tác, nh một sợi dây nối kết một cách hữu cơ các yếu tố lại với nhau để tạo nên sự hài hoà tổng thể. Sự hài hoà đợc thể hiện trong tỷ lệ, đờng nét, nhịp điệu, hình khối, màu sắc. Bố cục không gian kiến trúc có một sự tơng đồng với âm nhạc, thi ca, hội hoạ và đó là nghệ thuật.

Một phần của tài liệu giải pháp kiến trúc, quy hoạch, quản lý đô thi, thoát nước thực hiện cải tạo môi trường (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w