Cơ cấu nợ theo tổ chức kinh tế dân cư

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội Chi nhánh Hà nội (Trang 53 - 56)

Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của toàn bộ hệ thống SHB không ngừng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay. Qua đó nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển SHB thành Ngân hàng bán lẻ đa năng và hiện đại.

+ Theo hình thức cho vay

Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay năm 2007-30/6/2008

Đơn vị tính:triệu đồng

Khoản mục 30/6/2007 31/12/2007 30/6/2008

Số dư Số dư Tốc độ Số dư Tốc độ

Cho vay ngắn hạn 437 573 850.200 94,30 802.000 5,67 Tỷ trọng (%) 79.82 88,34 87,77

Nợ cần chú ý - - -

Cho vay trung và dài hạn 110.627 111.100 0,43 111.100 0 Tỷ trọng (%) 20,18 11,54 12,16

Nợ cần chú ý - 1.100 600 -45,45

Tỷ trọng 0,12 0,07

Tổng 548.200 962.400 75,56 913.700 5,06

Biểu 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo hình thức cho vay năm 2007-30/6/2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Với mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả, căn cứ vào cơ cầu nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung và dài hạn SHB-HN đã đề ra phương châm cho vay hợp lý đối với những dự án trung và dài hạn. Phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động để nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.

+Cho vay theo tiền tệ

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo tiền tệ

Đơn vị tính: triệu đồng,triệu usd

Khoản mục 30/6/2007 31/12/2007 30/06/08

Cho vay bằng đồng Việt Nam 548.200 680.400 679.320 Cho vay bằng ngoại tệ - 282.000 234.380

Tổng 548.200 962.400 913.700

Theo bảng số liệu trên ta thấy 6 tháng đầu năm 2008, dư nợ lại giảm do chính sách thu hồi dần nợ và không cho vay của SHB-HN nhằm mục đích đảm bảo nguồn vốn do chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của NHNN. NHNN đưa ra mức trần lãi suất cho vay tương đối cao, đồng thời buộc các NHTM phải mua tín phiếu nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Một điểm đáng mừng, từ khi thành lập đến thời điểm này SHB-HN chưa có khoản nợ nào nằm trong diện nợ cần chú ý, ngay từ đầu quá trình cho vay Cán bộ tín dụng đã tiến hành đúng quy chế các bước phát vay đã được Ngân hàng nhà nước ban hành. Điều này đã hạn chế phần nào những món nợ cho vay mang tính rủi ro cao.

Để hỗ trợ đảm bảo nguồn vốn chung cho toàn hệ thống trong thời điểm khan hiếm vốn như hiện nay, SHB-HN đã tạm dừng cấp tín dụng đối với các cá nhân và doanh nghiệp mới. Chỉ duy trì cho vay đối với những khách hàng đang có quan hệ tín dụng đặc biệt là các khách hàng truyền thống. Khi thị trường lãi suất bớt nóng, nguồn vốn huy động ổn định SHB-HN dần dần mở rộng phát vay tới khách hàng.

2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán

Hoạt động thanh toán của SHB đến nay đã có sự thay đổi căn bản. Cùng với việc chuyển đổi mô hình Ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán của SHB trong năm 2006 đã được triển khai và bước đầu đem lại thu nhập. Năm 2007 SHB tiếp tục mở rộng quan hệ thanh toán, bảo lãnh với các Ngân hàng trong và ngoài nước.

Thời điểm 30/6/2007 doanh số thu được từ hoạt động thanh toán trong và ngoài hệ thống SHB-HN là 5.163.710 triệu đồng, Đến cuối 2007, doanh số thanh toán đạt 10.700.000 triệu đồng Tính đến 30/06/2008, đạt 7.464.548 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, doanh số thanh toán quốc tế đạt được 2.484.000 triệu đồng

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán năm 2007-30/6/2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục 30/6/2007 31/12/2007 30/06/2008

Doanh số mua ngoại tệ 0 73.600 50.610

Doanh số bán ngoại tệ 172.800 84.080

Lãi kinh doanh ngoại tệ 0 570 437

Hoạt động thanh toán 5.163.710 10.700.000 7.464.548

Thanh toán nội địa 3.313.217 6.560.000 4.980.548

- Doanh số chuyển tiền 3.312.979 5.559.320 4.980.000 - Phí chuyển tiền 238 680 548

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội Chi nhánh Hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w