- Doanh số chuyển tiền 3.312.979 5.559.320 4.980.000 Phí chuyển tiền238680
3.3.3 Kiến nghị đối với SHB
Trong thời gian qua Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội đã có nhiều thay đổi, đã có nhiều chính sách và giải pháp để đáp ứng nhu cầu khách hàng, và nâng cao được vị thế. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới để bắt kịp và đi trước. Để hoạt động của Ngân hàng được tốt hơn tôi xin trình bày một số kiến nghị sau
* Nên đầu tư một lần cho công nghệ hiện đại bao gồm cả phần mềm hạch toán cũng như là phần mềm thanh toán nhằm giảm thiểu sự ách tắc, chậm chạp trong quá trình hạch toán.
* Đôi khi các văn bản chỉ đạo tới còn chậm, cán bộ cấp dưới đôi khi
còn bị động, chưa đủ thời gian chuẩn bị, làm cho quá trình triển khai thực hiện còn chưa được tốt.
KẾT LUẬN
TTKDTM có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Sự ra đời của nó là bước phát triển tất yếu của quá trình thanh toán, đánh dấu một bước tiến mới của nền văn minh nhân loại.
Trong thời gian qua, TTKDTM của SHB-HN đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, Doanh số cũng như tỷ trọng của TTKDTM ngày càng tăng, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đảm bảo sự an toàn và tiện lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân từ phía nhà nước, phía Ngân hàng và khách hàng. Nhận biết được những nguyên nhân này từ đó đưa ra giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của mọi cấp, mọi ngành và đặc biệt là của toàn ngành Ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, TTKDTM cần phải đổi mới, hoàn thiện và mở rộng hơn nữa, phấn đấu đưa TTKDTM là một trong những công cụ bắt buộc dân chúng sử dụng nhằm hạn chế những tiêu cực mà cơ chế thanh toán bằng tiền mặt đã, đang phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu luận văn tại SHB-HN, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm phần nào giúp SHB-HN phát triển hình thức TTKDTM.
Với thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệp thực tế còn hạn chế. Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, Cán bộ công tác tại SHB-HN và toàn thể các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các phòng ban nghiệp vụ đã giúp tôi hoàn thành bài Luận văn này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Edward wreed và Edward K.Gile (1993), Ngân hàng thương mại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê Hà nội,
3. Cấn Quốc Hưng (1996), Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng
tiền mặt ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế quốc dân Hà nội.
4. TS.Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê
5. NHNNVN (1989), Chế độ thanh toán séc. 6. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng.
7. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học Xã hội.
8. SHB-HN (2007), Báo cáo kết quả kinh doanh.
9. SHB-HN (2008), Báo cáo kết quả kinh doanh, (01/01/2008- 30/6/2008) 10.Vũ Thiện Thập (2002), Giáo trình Kế toán Ngân hàng, NXB Thống kê. 11.Thống đống NHNNVN (1994), Quyết định 22/QD-NH1.
12.Tạ Quang Tiến (1994), Một số ý kiến về thanh toán bù trừ, Tạp chí ngân hàng .
13.GS.TS Lê Văn Tư (1995), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.