Đánh giá chung về thực trạng các thể thứcthanh toánkhông dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 45)

- Trường hợp hai khách hàng mở tài khoản ở hai Ngân hàng khác nhau

2.4. Đánh giá chung về thực trạng các thể thứcthanh toánkhông dùng tiền mặt

Uỷ nhiệm chi: Không giải quyết được tiền hàng đi song song thường thiệt hại cho người bán vì hàng đã trao nhưng tiền chưa nhận được. Chỉ áp dụng cho trường hợp các doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên và uy tín.

Uỷ nhiệm thu: Càng ngày càng ít được áp dụng bởi thanh toán chậm, bị lệ thuộc vào bên mua, tài khoản người mua có tiền hay không, có bị từ chối hay không, không thể nắm được.

Ngân phiếu thanh toán đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu tiền mặt trong những năm qua. Qua thực tế sử dụng, ngân phiếu thanh toán đã chứng tỏ những ưu thế về tính tiện lợi, đơn giản. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tình thế, vì ngân phiếu thanh toán thực chất là đồng tiền mặt có mệnh giá lớn, lưu thông trong thời hạn xác định, do đó chịu rủi ro lớn.

Thư tín dụng: Chủ yếu thanh toán quốc tế, bởi thủ tục và quy định quá chặt chẽ.

Thẻ thanh toán: Đã có máy rút tiền tự động, thanh toán CARD…Tuy nhiên nó gắn liền với công nghệ tin học hiện đai, máy móc trang bị cho việc thanh toán thẻ đòi hỏi nhiều chi phí, giá thẻ cao, kỹ thuật làm thẻ phức tạp, kiến thức về thẻ trong dân cư còn thấp… Đây chính là những trở ngại lớn đối với việc áp dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay và người sử dụng thể thức này còn rất khiêm tốn.

Séc: Trước đây chúng ta áp dụng nhiều hình thức khác nhau nhưng mỗi loại có những ưu nhược điểm nhất định. Từ khi có nghị định 30/CP của Chính phủ ra đời và thông tư 07/TT- NH1 về việc phát hành và sử dụng séc, đã tạo tiền đề về cơ sở pháp lý, tạo được niềm tin đối với khách hàng, song hiệu quả và giới hạn áp dụng còn hạn chế chưa thoả mãn được nhu cầu thanh toán của xã hội, người dân chưa thấy được việc mở tài khoản cá nhân để thanh toán qua Ngân hàng là cần thiết.

Giới hạn thanh toán séc hẹp, quan hệ tiền hàng không đi đôi với nhau, tiền bao giờ cũng được trả trước hoặc trả sau hàng hoá, dịch vụ đôi bên có thể lợi dụng lẫn nhau.Muốn tránh được điều này phải bảo chi séc, nhưng mỗi lần bảo chi séc phải

đến Ngân hàng làm thủ tục và phải trích tài khoản vừa gây ứ đọng vốn và không chủ động trong kinh doanh. Cho nên séc hiện nay vẫn chưa thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, chưa thu hút mọi khoản tiền trong thanh toán.

Nguyên nhân chủ yếu đó là do chất lượng thấp và lạc hậu của hệ thống thanh toán khiến cho tâm lý ưa thích sử dụng và lưu giữ tiền mặt của công chúng và doanh nghiệp không những không giảm đi mà có dấu hiệu tăng lên.

Hệ thống tài khoản cứng nhắc, thiếu các tài khoản lưỡng tính khiến cho các Ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng các kỹ thuật thanh toán linh hoạt và hiện đại phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

chương III

Một số giải pháp góp phần mở rộng và hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

3.1 Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta trong thời gian tới.

Phương hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong thời gian tới với nền kinh tế thị trường, chiến lược phát triển dự kiến 20 năm đầu của Thế kỷ XXI nền kinh tế Việt Nam đạt trình độ một nước công nghệp phát triển. Quá trình đi đến mục tiêu đó kéo theo những biến động lớn trong ngành Ngân hàng. Bên cạnh những khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp, tố chức kinh tế… thời gian gần đây các Ngân hàng đã hướng tới thu hút đa dạng khách hàng bằng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, thử nghiệm các công cụ thanh toán cá nhân hiện đại. Đó là một bộ phận có ý nghĩa ngày càng to lớn trong quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Nền kinh tế thị trường yêu cầu cơ chế thanh toán phải tính đến sự thích ứng với các chủ thể tham gia thanh toán do có quyền tự do lựa chọn của khách hàng giao dịch, do qui luật cung cầu, cạnh tranh tác động và chi phối. Hoạt đông thanh toán phải đảm bảo hiệu quả cao thể hiện ở thời gian thanh toán nhanh, độ tin cậy cao, chi phí giao dịch thấp, rủi ro ít…

Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường có vai trò quan trọng đối với các chủ thể thanh toán, các trung gian thanh toán, các đối tượng, các cơ quan quản lý Nhà nước. Phương thức thanh toán không chỉ đơn thuần là việc thực hiện chi trả tiền cho nhau, mà hàm nghĩa rộng hơn là chuyển tải các luồng vốn trong nền kinh tế từ nơi này đến nơi khác. Thông qua các thoả thuận thanh toán, quyết toán trong ngày mà góp phần ổn định các nhu cầu dự trữ của Ngân hàng thương mại, cho phép các nhà quản lý tiền tệ, Ngân hàng có thể xác định chính xác các thay đổi cung và cầu về dự trữ khi có sự thay đổi về hoạt động thu chi của chính phủ, hoặc có sự

can thiệp vào thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, hỗ trợ trực tiếp cho thị trường liên Ngân hàng và thị trường tài chính, góp phần điều hành mặt bằng lãi suất giữa các khu vực do đồng vốn luân chuyển nhanh chậm, nhiều ít trên thị trường.

Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt đã tham gia một cách “chủ động” vào việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Ngoài ra do sự tiến bộ về kỹ thuật được áp dụng vào công nghệ thanh toán mà tác động vào sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Một sự thanh toán của đơn vị này là nguồn quĩ đối với đơn vị khác, một sự sai sót trong việc chuyển tiền bởi bất kỳ một lý do nào cũng dẫn đến khó khăn, thậm chí thiếu hụt ngân quĩ cho người tham gia thanh toán và tiếp diễn một phản ứng dây chuyền mạo hiểm về khả năng thanh toán.

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, rất cần có cách nhìn nhận sát hợp với thực tế của Việt Nam. Đó là từ xuất phát điểm của việc chuyển đổi ở mức thấp, có nhiều bất cập, tiềm năng kinh tế, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và phải đảm bảo cho một xã hội công bằng nên cần sự mạnh dạn song phải cẩn trọng, từng bước không nóng vội để rút ra bài học phát triển tiếp theo.

Nghị định về thanh toán sắp được ban hành theo Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng. Về đối tượng tham gia thanh toán cũng như chủ thể tham gia thanh toán được mở rộng hơn – không chỉ có các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng mà cả các tổ chức khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Điều đó hoàn toàn phù hợp với luật cũng như thực tế đã và đang đòi hỏi.

Phạm vi tham gia thanh toán không chỉ giới hạn trong biên giới mà quan hệ mật thiết với thanh toán quốc tế. Những quan điểm về thanh toán, tiền gửi thanh toán, tài khoản thanh toán cũng được chỉnh theo hướng phù hợp dần với thông lệ quốc tế như cần có loại tài khoản thanh toán được phép thấu chi khi có thoả thuận ở một hạn mức nhất định.

Đương nhiên, về trách nhiệm của các chủ thể tham gia thanh toán cũng được đề cập đầy đủ, cao hơn nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán; thanh toán nhanh, an toàn và tin cậy cao, rủi ro thấp nhất. Với phương hướng xây dựng mới cơ chế thanh toán đó sẽ làm cho thanh toán của nền kinh tế nói chung,

dòng vốn luân chuyển qua các trung tâm thanh toán nói riêng đạt hiệu quả hữu ích hơn, từng bước hội nhập với sự phát triển của cơ chế thanh toán các nước trong khu vực và thế giới.

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Xuất phát từ những hạn chế của các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh NHCT Đống Đa, tôi xin nêu một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt.

3.2.1 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán, nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng

Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học…. Xây dựng cán bộ vi tính điện toán, kế toán thanh toán thành đội ngũ cán bộ làm việc năng động, chính xác, an toàn tài sản là việc làm mang tính cấp bách và lâu dài theo nội dung, yêu cầu thực tế đòi hỏi ngày môt phát triển.

Không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ thanh toán của Ngân hàng luôn là yêu cầu cần thiết khách quan trong nền kinh tế nói chung và đối với chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng. Chi nhánh hiện đã trang bị được hệ thống máy tính tương đối hiện đại. Tuy nhiên theo yêu cầu về đổi mới công nghệ thanh toán thì cần phải ứng dụng nhanh nhạy các phần mềm thích hợp trong thanh toán, hiện đại hoá triệt để công tác thanh toán theo tốc độ phát triển hiện nay của công nghệ thông tin để tăng thêm uy tín, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng đến với Ngân hàng mình, thu hút thêm khách hàng tiềm năng trong thời đại cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng như hiện nay.

3.2.2 Khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân qua đó mở rộng việc thanh toán qua tài khoản cá nhân thanh toán qua tài khoản cá nhân

Ngày 19/08/1993 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ra Quyết định 160/QĐ-NH2 ban hành thể lệ mở tài khoản cá nhân rất đơn giản, chỉ cần đến Ngân hàng với chứng minh thư nhân dân và khách hàng điền thông tin vào 3 mẫu in sẵn là được. Tại chi

nhánh NHCT Đống Đa đã áp dụng và thực hiện với thủ tục đơn giản, thuận tiện và rất nhanh chóng cho khách hàng, song trên thực tế số lượng khách hàng mở tài khoản cá nhân vẫn là ít ỏi, mặc dù chính CBCNV trong chi nhánh đã tham gia mở tài khoản cá nhân, hơn nưã chi nhánh NHCT Đống Đa đóng trên địa bàn có đông dân cư, các hộ buôn bán nhỏ và các đơn vị cung ứng dịch vụ. Đây là điều kiện tốt để chi nhánh đẩy mạnh công tác mở tài khoản cá nhân, thu hút thêm một lượng vốn tín dụng và là cơ sở làm dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Nhận thức về tầm quan trọng của nguồn vốn trong thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán còn kém. Vì vậy muốn tăng nhanh số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán, tăng tỷ trọng thanh toán qua Ngân hàng, Ngân hàng cần phải cung ứng nhiều hơn nữa các dịch vụ trọn gói hoàn hảo song song với việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu về văn minh giao dịch, khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức đóng trên địa bàn thực hiện chi trả thu nhập cho nhân viên thông qua tài khoản tại Ngân hàng.

3.2.3 Đơn giản hoá thủ tục

Đây là một vấn đề cũng gây không ít trở ngại không những cho khách hàng mà còn cho cả Ngân hàng, khách hàng đến với Ngân hàng ngoài các mục đích khác như lãi suất, an toàn và tiện lợi thì họ cũng cần các thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Nếu Ngân hàng cứ bắt khách hàng phải làm thủ tục rườm rà quá lâu thì một phần họ ngại, phần khác họ không muốn mất quá nhiều thời gian vào công việc này cho nê Ngân hàng phải cải cách các thủ tục sao cho đơn giản, rõ ràng, thanh toán nhanh, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho khách hàng. Đây chính là vấn đề năng động của Ngân hàng để làm sao cho phù hợp và đáp ứng thật tốt tất cả những nhu cầu của khách hàng, nó tiết kiệm thời gian và tạo tâm lý thoải mái cho cả hai bên.

3.2.4 Hợp lý hoá quá trình thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng tiện dụng cho khách hàng dụng cho khách hàng

* Đối với uỷ nhiệm chi – chuyển tiền

Với hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, có thể xẩy ra trường hợp phát hành quá số dư, gây thiệt hại đối với người bán do chậm thanh toán nhưng không

phải chịu bất kỳ một hình phạt nào. Điều này cần phải sửa đổi để tạo tâm lý an tâm và công bằng, bình đẳng trong thanh toán của các bên tham gia, cần miễn phí mua ấn chỉ và miễn phí chuyển tiền đối với việc chuyển tiền của chủ tài khoản cá nhân không phải vì mục đích knh doanh.

* Đối với uỷ nhiệm thu:

Cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ tạo ra một hành lang pháp lý để khách hàng có thể sử dụng thuận lợi hình thức này một cách an toàn, hiệu quả. Quy định về các mức xử phạt thích đáng đối với từng sai phạm nhằm mở rông hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu, tạo điều kiện cho khách hàng tiết kiệm được thời gian về các thủ tục phục vụ công tác thanh toán, tăng thêm độ tin cậy lẫn nhau giữa các khách hàng từ đó giúp Ngân hàng thực hiện tốt vai trò làm trung gian thanh toán của mình.

* Đối với séc:

Ngân hàng nên phát hành cẩm nang sử dung séc với những quy định, những vấn đề có liên quan, tiện ích mang lại của séc nhằm hướng dẫn cụ thể cho các đối tượng có nhu cầu tham gia thể thức thanh toán này.

Thi hành Nghị định số 30/CP ngày 09/05/1996 ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc của Ngân hàng Nhà nước Việt nam,tuỳ theo từng loại séc thanh toán trong cùng một Ngân hàng, khác Ngân hàng mà quy định thời gian hiệu lực riêng. Cụ thể thời hạn hiệu lực của séc chuyển khoản và séc bảo chi cùng Ngân hàng, khác Ngân hàng là 15 ngày theo tôi là quá dài so với thực tế thanh toán bằng séc chuyển khoản chỉ từ 1 đến 3 ngày, séc bảo chi từ 2 đến 4 ngày. Do đó cần phải có sự sửa đổi. Mục đích của việc sửa đổi là nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian quy định và thời gian thanh toán thực tế của từng tờ séc. Từ đó đẩy nhanh tốc độ thanh toán, góp phần đẩy mạnh sự vận động của vật tư, tiền vốn trong các đơn vị nói riêng và trong nền kinh tế nói chung, hạn chế sự “nằm chết” của đồng vốn.

Cuối cùng vì séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện, hơn nữa vì là một công cụ thanh toán nên nó phải được dễ dàng chuyển đổi ra các dạng vật chất và phi vật chất khác. Có như vậy mới thể hiện tính tiện ích của một công cụ thanh toán và mới được khách hàng, nhất là dân cư dễ dàng chấp nhận sử dụng.

3.2.5 Nghệ thuật kinh doanh (Marketing Ngân hàng)

Ngân hàng cần phải đặt ra chiến lược khách hàng, luôn thu thập thông tin, nắm bắt nhu cầu, phân loại khách hàng và nhất là có chính sách khuyến mãi đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên, khách hàng đặc biệt cụ thể là:

Khuyến khích lợi ích vật chất đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên như tặng quà, chúc mừng…

Đến các ngày lễ, tết nên tặng quà lưu niệm như lịch, sổ, đồng hồ treo tường…có biểu tượng của Ngân hàng mình.

Tổ chức hội nghị khách hàng trao đổi, phỏng vấn theo dạng trắc nghiệm đơn giản để phát hiện nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Có sổ, hộp thư góp ý của khách hàng, để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình hoạt động…

Có chế độ khuyến khích, khen thưởng bằng vật chất, tinh thần đối với các nhân viên Ngân hàng có thành tích trong giao tiếp tìm ra những phương pháp thu hút khách hàng.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam và Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)