Thể thứcthanh toán bằng séc

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 39)

- Trường hợp hai khách hàng mở tài khoản ở hai Ngân hàng khác nhau

2.3.2.1.Thể thứcthanh toán bằng séc

Đây là thể thức thanh toán ra đời rất sớm, được sử dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển. ở Việt nam ngày 09/05/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/CP về “ Ban hành Quy chế phát hành và sử dụng séc”. Kèm theo Thông tư hướng dẫn số 07/TT-NH1 ngày 27/12/1996 của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện Nghị định này. Tại chi nhánh NHCT Đống Đa đã làm tốt công tác phát hành và thanh toán séc, tuy nhiên thực tế khối lượng thanh toán bằng thể thức này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh. Từ 4,9% năm 1999 lên 5,3% ở năm 2000 và giảm xuống còn 3,74% ở 6 tháng đầu năm 2001

Bảng 5: Tình hình thanh toán bằng séc

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 6 tháng năm 2001 Món Số tiền % Món Số tiền % Món Số tiền %

1- Séc CK 8.395 624.072 67,4 9.411 641.172 58,8 3.682 227.616 51 2- Séc BC 4.478 301.928 32,6 5.278 449.172 41,2 4.284 217.928 49 Tổng cộng 12.87 3 926.000 100 14.68 9 1.090.344 100 7.966 445.544 100

(Nguồn: Báo cáo chi tiết kế toán thanh toán năm 1999, 2000 và 6 tháng đầu năm 2001)

* Đối với séc chuyển khoản:

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy thanh toán bằng séc chuyển khoản có sự giao động và có xu hướng giảm về tỷ trọng. Mặc dù số món thanh toán tăng lên từ 8.395 món năm 1999 với số tiền 624.072 triệu đồng, đến 9411 món với số tiền 641.172 triệu đồng năm 2000 và 3.682 món có giá trị 227.616 triệu đồng trong 6 tháng đầu

năm 2001. So với các loại séc được phát hành trong hệ thống Ngân hàng Việt nam thì séc chuyển khoản được sử dụng khá phổ biến, vì đối tượng áp dụng rộng rãi, thủ tục đơn giản, dùng để chi trả tiền hàng hoá hay dịch vụ đã được cung ứng. Tại chi nhánh NHCT Đống Đa áp dụng cho khách hàng có tài khoản tiền gửi tại cùng một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng nhưng trong cùng một hệ thống, hoặc khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ.

Séc chuyển khoản được thực hiện thanh toán theo nguyên tắc ghi “Nợ “ trước và ghi “Có” sau.Thời hạn hiệu lực của séc chuyển khoản là 15 ngày kể từ ngày phát hành séc cho đến khi séc được thanh toán. Qua khảo sát thực tế cho thấy khách hàng không thích thanh toán những món có giá trị lớn nguyên nhân là do tính không chắc chắn của séc chuyển khoản, tốc độ thanh toán chậm, có thể bị phát hành quá số dư và trong trường hợp đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của bên thụ hưởng.

* Đối với séc bảo chi:

Số liệu ở bảng 5 cho thấy doanh số thanh toán bằng séc bảo chi có xu hướng tăng lên cả về số món lẫn giá trị thanh toán. Từ 4.478 món với trị giá 301.928 triệu đồng năm 1999, lên 5.278 món trị giá 449.172 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2001 có 4.284 món trị giá 217.928 triệu đồng.

Đối với séc bảo chi thực chất là một tờ séc chuyển khoản được Ngân hàng đảm bảo chi trả trong thanh toán nên được khách hàng tín nhiệm, độ an toàn cao hơn so với séc chuyển khoản. Đứng trên góc độ người thụ hưởng séc bảo chi có nhiều ưu điểm: Trước hết séc bảo chi luôn đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán, người thụ hưởng không phải lo lắng gì về việc phát hành có đủ số dư hay không. Vì thực chất khi phát hành séc đơn vị mua đã phải lập uỷ nhiệm chi kèm theo tờ séc gửi đến Ngân hàng xin trích từ tài khoản của mình một số tiền bằng số tiền trên tờ séc để lưu ký vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi tại Ngân hàng. Nghĩa là tờ séc bảo chi đã được Ngân hàng đảm bảo chi trả.

Chính vì vậy mà độ an toàn của séc bảo chi cao, được khách hàng ưa chuộng. Hơn nữa tốc độ luân chuyển của séc bảo chi nhanh nên người thụ hưởng không bị ứ đọng vốn. Khi người bán nộp tờ séc này vào Ngân hàng thì thanh toán viên tiến hành ghi “Có” ngay vào tài khoản của người nộp séc đối với những món thanh toán cùng

Ngân hàng, trong hệ thống. Còn đối với khách hàng ngoài hệ thống thì sau khoảng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên để có được sự đảm bảo trong thanh toán séc cho người thụ hưởng thì người phát hành phải đến Ngân hàng xin làm thủ tục bảo chi séc, trích tiền để ký quỹ vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi và tài khoản này không có sinh lời. Vì thế người phát hành (Người mua) thường không ưa thích sử dụng thể thức này.

2.3.2.2 Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền

Uỷ nhiệm chi- Chuyển tiền là một thể thức được áp dụng phổ biến nhất, có doanh số hoạt động lớn nhất. Tại chi nhánh NHCT Đống Đa tỷ trọng thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền chiếm 50,3% năm 1999, lên 54,8% năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001 đạt 53,2% trong tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt.

Bảng 6: Tình hình thanh toán bằng UNC – Chuyển tiền

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 6 tháng năm 2001 Món Số tiền % Món Số tiền % Món Số tiền %

1- UNC 24.60 7 9.506.86 0 99,9 30.67 3 11.260.85 8 99.9 14.89 0 6.328.04 5 99,2 2- Séc CT 83 10.665 0,1 92 9.656 0,1 52 9.688 0,8 Tổng cộng 24.69 0 9.517.52 5 100 30.76 5 11.270.51 4 100 14.94 2 6.377.73 3 100

(Nguồn: Báo cáo chi tiết kế toán thanh toán năm 1999, 2000 và 6 tháng đầu năm 2001)

* Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi:

Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy đây là hình thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối 99,9%. Sở dĩ uỷ nhiệm chi được sử

dụng nhiều như vậy nguyên nhân là do hình thức và chứng từ và thủ tục đơn giản. Nó có thể do khách hàng hoặc Ngân hàng tự tạo mẫu, không sợ nhầm lẫn, bị làm giả như séc. Khách hàng chỉ cần lập 4 liên uỷ nhiệm chi và nộp vào Ngân hàng phục vụ mình, mọi thủ tục thanh toán đều do Ngân hàng đảm nhiệm. Uỷ nhiệm chi được áp dụng rộng rãi với mọi đơn vị có tài khoản ở cùng một Ngân hàng, khác Ngân hàng nhưng cùng hệ thống, khác hệ thống nhưng trên cùng địa bàn và cùng tham gia thanh toán bù trừ và khác Ngân hàng, khác địa bàn thì qua tài khoàn tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Ngoài việc sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ uỷ nhiệm chi còn là công cụ trung gian để Ngân hàng bảo chi séc, cấp séc chuyển tiền hoặc điều chuyển vốn trong cùng hệ thống và khác hệ thống.

Trên thực tế khách hàng rất ưa thích sử dụng hình thức thanh toán này vì sự nhanh chóng, thuận tiện và dễ sử dụng. Tuy nhiên hình thức này cũng có một số hạn chế như có thể bị phát hành quá số dư, không thể mang đi giao dịch trao đổi được và cũng có trường hợp người mua đã nhận hàng nhưng gửi uỷ nhiệm chi đến ngân hàng chậm sẽ gây thiệt hại cho người bán, ngược lại bên mua có lợi khi không đủ tiền thanh toán hoặc thanh toán chậm mà không phải chịu hình thức phạt nào trong thanh toán.

* Thanh toán bằng séc chuyển tiền:

Bảng trên cho thấy đây là hình thức thanh toán chiếm một tỷ trong rất khiêm tốn trong thanh toán bằng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền (0,1%). Đối với thanh toán bằng séc chuyển tiền, mặc dù việc phát hành séc chuyển tiền khá phức tạp vì phát hành tại Ngân hàng và tính ký hiệu mật nhưng nó lại rất thuận tiện cho khách hàng. Nhờ có séc chuyển tiền nên khi đến địa bàn khác, khách hàng có thể rút tiền mặt để chi tiêu hoặc xin được bảo chi séc để đi mua hàng hay chuyển thẳng vào tài khoản của người bán mà không phải mang theo tiền mặt. Về phía người bán khi bán hàng xong séc được nộp vào Ngân hàng là có tiền ngay. Tuy nhiên việc phát hành séc chuyển tiền trong thực tế mất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn… nên nó không được ưa chuộng bằng hình thức uỷ nhiệm chi.

Theo số liệu ở bảng 4 ta thấy thể thức thanh toán này tại chi nhánh NHCT Đống Đa chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, bình quân 0,1% trong tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể năm 1999 có 4.761 món với số tiền là 22.855 triệu đồng, năm 2000 có 4.817 món với số tiền 24.852 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2001 là 3.280 món với số tiền 6.489 triệu đồng.

Thực tế cho thấy hình thức này chỉ được áp dụng đối với các khoản chi trả dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như: Tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà, tiền điện thoại, phí vệ sinh và làm sạch môi trường… của các đơn vị cung ứng dịch vụ và đối với những khoản tiền thu bán hàng đối với bạn hàng có độ tin cậy cao. Với nguyên tắc thực hiện là khách hàng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng, giấy uỷ nhiệm thu chỉ thanh toán một lần và do người bán chủ động lập chứng từ. Theo chế độ thanh toán được quy định tại chi nhánh, nếu trường hợp tài khoản tiền gửi của người mua không đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng sẽ báo cho người mua biết đồng thời nhập “sổ theo dõi chứng từ quá hạn thanh toán” và chờ khi nào tài khoản người mua đủ khả năng thanh toán thì mới tiến hành thanh toán và tính phạt. Số tiền phạt chậm trả được tính như sau:

Tiền phạt chậm trả = Số tiền trên UNT x Số ngày chậm trả x 150% lãi suất trần cho vay ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế tại chi nhánh NHCT Đống Đa từ năm 1999 đến nay không có trường hợp này xẩy do hình thức này chủ yếu chỉ áp dụng với những dịch vụ thanh toán thường xuyên, định kỳ với số tiền ít và vì thế nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh.

2.3.2.4 Thể thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán:

Tại chi nhánh NHCT Đống Đa, ngân phiếu thanh toán cũng là thể thức được sử dụng khá phổ biến. Năm 1999 có 5.927 món với 501.885 triệu đồng, năm 2000 có 5.904 món với 563.338 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2000 có 3.209 món với 355.634 triệu đồng.

Nét đặc trưng của ngân phiếu thanh toán là như một dạng tiền mặt, nó được gọi là “tiền có thời hạn “, người không có tài khoản ở Ngân hàng cũng có thể sử dụng. Ngân phiếu thanh toán có ưu điểm là gọn nhẹ và có thể chi trả trực tiếp cho người thụ hưởng mà không cần thông qua Ngân hàng. Khi không có nhu cầu sử dụng họ có thể nộp vào Ngân hàng để ghi tăng trên tài khoản của mình, hơn nữa thời hạn thanh toán của ngân phiếu được ghi rõ trên từng tờ ngân phiếu và được đảm bảo lưu thông, thanh toán bởi chính Ngân hàng Nhà nước nên được đông đảo công chúng chấp nhận.

Tuy nhiên do ngân phiếu thanh toán có thời hạn hiệu lực, nếu để quá thời hạn sẽ bị phạt tiền nên người giữ luôn phải tính đến việc đổi ngân phiếu mới. Thêm nữa ngân phiếu thanh toán không ghi danh nên việc giữ gìn phải cẩn thận và nó dễ bị làm giả, lưu giữ ngân phiếu không được hưởng lãi…Chính vì những lý do đó mà tỷ trọng của ngân phiếu thanh toán tại chi nhánh NHCT Đống Đa chỉ chiếm một phần nhỏ so với tỷ trọng chung về thanh toán không dùng tiền mặt.

2.3.2.5 Các thể thức thanh toán khác:

Ngoài các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể như đã trình bày ở trên thì tại chi nhánh NHCT Đống Đa còn có một số thể thức thanh toán khác như tính lãi tài khoản tiền gửi khách hàng hay bảng kê tích số, phiếu chuyển khoản, chuyển tiền thanh toán bù trừ.

Những khoản thanh toán này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thanh toán không dùng tiền mặt, điều đó được thể hiện rất rõ trên bảng 4. Cụ thể: Năm 1999 với 9.955 món, số tiền 7.960.379, chiếm 42,05% ; Năm 2000 với 10.061 món, số tiền 7.614.625 triệu đồng, chiếm 37,02% ; 6 tháng đầu năm 2001 với 4.627 món, số tiền 4.760.552, chiếm 39,98%. Sở dĩ các hình thức thanh toán này đạt tới số món và số tiền cao như thế chủ yếu là do các khoản tính lãi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Với những khoản tiền gửi dài hạn thì được tính lãi mỗi tháng một lần, với những khoản tiền gửi tiết kiệm thì thì sẽ được tính lãi vào ngày đến hạn. Những khoản tính lãi này lớn cả về món lẫn giá trị vì thế nó chiếm tỷ trọng lớn so với các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt khác tại chi nhánh NHCT Đống Đa.

2.4 Đánh giá chung về thực trạng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt

Uỷ nhiệm chi: Không giải quyết được tiền hàng đi song song thường thiệt hại cho người bán vì hàng đã trao nhưng tiền chưa nhận được. Chỉ áp dụng cho trường hợp các doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên và uy tín.

Uỷ nhiệm thu: Càng ngày càng ít được áp dụng bởi thanh toán chậm, bị lệ thuộc vào bên mua, tài khoản người mua có tiền hay không, có bị từ chối hay không, không thể nắm được.

Ngân phiếu thanh toán đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu tiền mặt trong những năm qua. Qua thực tế sử dụng, ngân phiếu thanh toán đã chứng tỏ những ưu thế về tính tiện lợi, đơn giản. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tình thế, vì ngân phiếu thanh toán thực chất là đồng tiền mặt có mệnh giá lớn, lưu thông trong thời hạn xác định, do đó chịu rủi ro lớn.

Thư tín dụng: Chủ yếu thanh toán quốc tế, bởi thủ tục và quy định quá chặt chẽ.

Thẻ thanh toán: Đã có máy rút tiền tự động, thanh toán CARD…Tuy nhiên nó gắn liền với công nghệ tin học hiện đai, máy móc trang bị cho việc thanh toán thẻ đòi hỏi nhiều chi phí, giá thẻ cao, kỹ thuật làm thẻ phức tạp, kiến thức về thẻ trong dân cư còn thấp… Đây chính là những trở ngại lớn đối với việc áp dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay và người sử dụng thể thức này còn rất khiêm tốn.

Séc: Trước đây chúng ta áp dụng nhiều hình thức khác nhau nhưng mỗi loại có những ưu nhược điểm nhất định. Từ khi có nghị định 30/CP của Chính phủ ra đời và thông tư 07/TT- NH1 về việc phát hành và sử dụng séc, đã tạo tiền đề về cơ sở pháp lý, tạo được niềm tin đối với khách hàng, song hiệu quả và giới hạn áp dụng còn hạn chế chưa thoả mãn được nhu cầu thanh toán của xã hội, người dân chưa thấy được việc mở tài khoản cá nhân để thanh toán qua Ngân hàng là cần thiết.

Giới hạn thanh toán séc hẹp, quan hệ tiền hàng không đi đôi với nhau, tiền bao giờ cũng được trả trước hoặc trả sau hàng hoá, dịch vụ đôi bên có thể lợi dụng lẫn nhau.Muốn tránh được điều này phải bảo chi séc, nhưng mỗi lần bảo chi séc phải

đến Ngân hàng làm thủ tục và phải trích tài khoản vừa gây ứ đọng vốn và không chủ động trong kinh doanh. Cho nên séc hiện nay vẫn chưa thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, chưa thu hút mọi khoản tiền trong thanh toán.

Nguyên nhân chủ yếu đó là do chất lượng thấp và lạc hậu của hệ thống thanh toán khiến cho tâm lý ưa thích sử dụng và lưu giữ tiền mặt của công chúng và doanh nghiệp không những không giảm đi mà có dấu hiệu tăng lên.

Hệ thống tài khoản cứng nhắc, thiếu các tài khoản lưỡng tính khiến cho các Ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng các kỹ thuật thanh toán linh hoạt và hiện đại phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

chương III

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 39)