Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tivi tại Công ty TNHH điện tử DEAWOO - hanel (Trang 78 - 80)

*, Hạch toán chi phí NVL trực tiếp.

Thực tế tại Công ty TNHH điện tử Deawoo - Hanel, khi hạch toán giá trị NVL, phần giá trị theo dõi trên TK 621 được đánh giá theo giá hạch toán, xuất phát từ TK 152 khi mua linh kiện, phụ kiện trong nước, kế toán xác định giá trị của các NVL theo tỷ giá hạch toán.

Ví dụ: Ngày 25 tháng 11 năm 2000, Nhập tại kho NVL số linh kiện

HANDLE COVER Số lượng 450 cái với đơn giá mua trong nước là: 63167

VND/1cái. (Tỷ giá hạch toán của Công ty là: 14690VND = 1USD, Tỷ giá thực tế là 1435VND = 1USD).

Khi nhập kho kế toán tiến hành xác định giá trị NVL tính theo tỷ giá hạch toán là: 450 x 63167 /14690 = 1935USD.

Kế toán NVL tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK 152: 1935USD

Có TK 112: 1935USD

Khi xuất NVL tiến hành ghi sổ như sau: Nợ TK 621: 1935USD

Có TK 152: 1935USD.

Trong khi đó giá trị NVL tính theo tỷ giá thực tế là:

450x63167/14120 = 2013,11USD

Như vậy giá trị NVL được kế toán xác định với giá thực tế đã có sự chênh lệch là: 2013,11 - 1935 = 78,11USD.

Theo tôi, Giá trị NVL phải được đánh giá theo tỷ giá thực tế, phần chênh lệch tỷ giá sẽ được phản ánh trên TK 413: Chênh lệch tỷ giá. Như vậy thì giá trị NVL mới được phản ánh đúng giá trị thực của nó và giá thành sản phẩm sẽ được tính toán chính xác hơn.

*, Hạch toán chi phí sản xuất chung.

Phương pháp khấu hao TSCĐ trong Công ty theo tôi nên phân loại tài sản sau đó lựa chọn hình thức khấu hao cho từng TS. Đối với nhà xưởng thì có thể sử dụng phương pháp khấu hao đều, còn với máy móc phục vụ cho sản xuất thì nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh trong thời gian đầu cuả TS. Với cách kết hợp như vậy vừa đảm bảo cho Công ty có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh mà không làm cho giá thành tăng quá lớn.

Về khoản chi phí Nhiên liệu( Chủ yếu là điện sử dụng cho quá trình vận hành máy móc) Công ty nên tách riêng đâu là chi phí cho sản xuất và đâu là chi phí cho bộ phận quản lý, không nên tính gộp vào chi phí quản lý như hiện nay. Để chính xác hơn Công ty nên hạch toán sang TK 627( chi tiết theo tiểu khoản).

Đối với công cụ, dụng cụ Công ty nên áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần cho những công cụ có giá trị lớn theo một tỷ lệ thích hợp như vậy sẽ có tác dụng cân đối chi phí sản xuất giữa những kỳ có và không có sự đầu tư vào công cụ, dụng cụ trong sản xuất.

Phần giá trị thiệt hại do sản phẩm hỏng, Công ty cần xem xét riêng từng nguyên nhân gây ra thiệt hại, để có biện pháp xử lý đúng tránh gây thiệt hại cho kỳ sau, không nên tính gộp vào giá thành như hiện nay. Theo tôi khi xử lý sản phẩm hỏng cần phân biệt rõ sản phẩm hỏng do nguyên nhân nào. Nếu sản phẩm hỏng do lỗi kỹ thuật hoặc hạn chế của công nghệ sản xuất thì việc tính vào giá thành sản phẩm sản xuất hoặc tính vào chi phí bất thường là hợp lý. (Trong thực tế cần hạn chế tối đa trường hợp này, Biện pháp là cải tiến công nghệ, khắc phục lỗi kỹ thuật bằng sự giám sát chặt chẽ của người quản lý). Còn nếu sản phẩm hỏng do nguyên nhân chủ quan(Sự thiếu trách nhiệm của người sản xuất, người bảo quản...) thì phần chi phí này cần phải được bồi thường và không được tính vào chi phí sản xuất.

4.4.2.3.Về giá thành sản phẩm.

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đã được quyền tự chủ về vốn kinh doanh. Thị trường mở ra với nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Để cạnh tranh được, doanh nghiệp phải không ngừng tăng cường chất lượng sản phẩm và hạ gía bán sản phẩm.

Yếu tố chi phối trực tiếp đến giá bán sản phẩm là giá thành sản phẩm; phải sử dụng như thế nào để phù hợp với khả năng quản lý của doanh nghiệp bằng mức độ tiết kiệm chi phí, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Muốn phân tích kỹ chỉ tiêu giá thành để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, Công ty cần xây dựng lại hệ thống giá thành định mức cho một đơn vị sản phẩm từng loại( công việc này tương đối thuận lợi vì khi xác định đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, Công ty đã dự toán một số định mức vật tư, kỹ thuật chủ yếu). So sánh giá thành định mức và thực tế thực hiện, Công ty sẽ thấy được các khoản phát sinh làm tăng chi phí ngoài định mức để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp. Để phát huy triệt để tác dụng của hệ thống định mức được xây dựng và phê chuẩn khi xây dựng đơn giá tiền lương, Công ty có thể chuyển sang tính giá thành theo ((phương pháp định mức )) thay bằng phương pháp (( tính theo chi phí NVL trực tiếp )) như hiện nay. Việc áp dụng phương pháp này sẽ rất thuận lợi vì thức tế giá trị NVL nằm trong một đơn vị sản phẩm của Công ty có tính ổn định cao, hơn nữa định mức về hao phí lao động( yêu cầu bậc thợ sản xuất hay tiền lương tính vào chi phí ) cũng ít thay đổi do đơn giá tiền lương được cơ quan chủ quản duyệt cũng ít có sự thay đổi.

Khi đó giá thành thực tế của Công ty được tính theo công thức: Giá thành Gía thành + Chênh lệch do + Chênh lệch do thực tế định mức (-) thay đổi định mức (-) thoát ly đ/ mức Trong đó:

Giá thành định mức được tính theo chi phí định mức của từng khoản mục chi phí.

Chênh lệch do thay đổi định mức: Tiến hành vào đầu tháng khi có sự thay đổi định mức so với định mức hiện hành

Chênh lệch do thoát ly định mức: Xảy ra khi có sự tiết kiệm hoặc vượt chi.

Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức sẽ thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện xây dựng kế hoạch định mức, dễ dàng trong việc kiểm tra thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các yếu tố chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, để việc xây dựng định mức chi phí về NVL, chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm... đạt được độ chính xác cao, Công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tivi tại Công ty TNHH điện tử DEAWOO - hanel (Trang 78 - 80)