3.2.1. Phương pháp chung.
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp cơ bản xuyên suốt quá trình nghiên cứu các nội dung cơ bản của đề tài. Dựa vào những khái niệm và học thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, từ đó đưa ra những lập luận về phạm trù kinh tế để tìm ra sự hợp lý giữa lý thuyết với thực tế khi đưa ra những khái niệm cơ bản trong phân tích hoạt động kinh tế, từ đó rút ra kết luận chung nhất tìm ra những giải pháp tốt nhất để áp dụng vào sản xuất đạt kết quả cao nhất.
3.2.2. Phương pháp chuyên môn.
Ch ng t g c S (th ) chi ti t t i kho n B ng t ng h p ch ng t g c Ch ng t ghi s S ng ký ch ng t ghi s S cái B ng t ng h p s li u chi ti t B ng cân i t i kho n Báo cáo k toán
*, Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu ở Công ty từ đó thống kê tổng hợp số liệu và phân chia số liệu thành từng mảng theo hệ thống các phần.
Các thông tin thu thập từ sổ sách kế toán và báo cáo hàng quý, hàng năm của Công ty.
*, Phương pháp xử lý số liệu.
Thu thập số liệu sau đó tiến hành xử lý để thu được kết quả cần tìm.
*, Phương pháp chuyên môn của kế toán.
Sử dụng phương pháp hạch toán kế toán thông qua số liệu, tài liệu thu được, để tiến hành hạch toán chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
*, Phương pháp so sánh.
Phương pháp này là dùng số liệu thu thập được so sánh với nhau khi nghiên cứu biến động và xu hướng thay đổi của một hiện tượng thông qua chỉ tiêu cần so sánh chúng theo thời gian.
*, Phương pháp phân tích kinh tế.
Phương pháp này là sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để phân tích đánh giá.
3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của mình mà điều này gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đó là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất , tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại, nếu làm ăn thua lỗ thì doanh nghiệp dễ dẫn tới phá sản, cái tất yếu đó buộc các doanh nghiệp phải hạch toán kinh tế để đảm bảo trang trải các khoản chi phí và có lãi, hiệu quả kinh tế là thước đo cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cần phải xem xét và phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các Công ty khác cả trong và ngoài nước khá gay gắt nhưng doanh thu của Công ty không ngừng tăng tuy nhiên lợi nhuận của Công ty lại giảm điều này được thể hiện trong biểu 1.
Qua biểu 1 ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm có những biến đổi đáng kể. Tổng doanh thu năm 1999 tăng 353.326.8,1USD
tương ứng 109,89% sang năm 2000 tổng doanh thu tăng so với năm 1999 là
967.180.9,15 USD tương ứng 124,65% điều này cho thấy tốc độ tăng tổng doanh thu của năm 2000 tăng nhanh hơn so với năm 1999 là gần 15%. Nguyên nhân của việc tăng tổng doanh thu chu yếu là do lượng tiêu thụ qua các năm tăng nhanh. Các khoản giảm trừ cũng giảm đều qua 3 năm làm cho doanh thu thuần cũng tăng theo. Nhưng sang năm 2000 thì việc tăng giá vốn với tốc độ lớn hơn doanh thu thuần, điều này đã tác động làm giảm lợi tức gộp mặc dù chi phí bán hàng và quản lý giảm so với các năm trước nhưng với tỷ lệ nhỏ cho lên vẫn làm cho tổng lợi tức trước thuế là số âm.
Để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm, chúng ta phân tích một số chỉ tiêu qua biểu 2.
Qua biểu 2 ta thấy:
Giá bán hàng hoá của Công ty so với doanh thu đạt tỷ lệ khá cao 81,56% năm 1998 và giảm mạnh qua năm 1999 điều này chứng tỏ chi phí sản xuất của Công ty đã được sử dụng tiết kiệm và hợp lý hơn làm cho tổng giá thành giảm xuống.
Biểu 2: Một số chỉ tiêu phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
stt Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000
1 Giá vốn/ doanh thu % 81,56 63,31 82,087
2 Lãi gộp/ DT % 9,26 32,36 15,13
3 CFbán hàng+quản lý/ DT % 21,73 28,50 15,53 4 Lợi tức sau thuế/ DT % -12,47 3,86 -0,4 5 Lợi tức sau thuế/Giá vốn USD -0,153 0,06 -0,005 Do giá vốn trên tổng doanh thu giảm nhiều vào năm 99 đã làm cho lãi gộp so với tổng doanh thu năm 99 tăng với tỷ lệ 32,36% tương ứng là 938.547.3,72USD so với năm 98. Tuy nhiên, sang năm 2000 thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có sự biến động đi xuống, chi phí sản xuất tăng nhanh(82,087%) trong khi lãi gộp so tổng doanh thu lại giảm xuống kết quả là lãi gộp sang năm 2000 giảm so với năm 99 là 336.909,2USD.
Chi phí bán hàng và quản lý năm 99 so với tổng doanh thu tăng so năm 98 với tỷ lệ khá cao là 28,5% việc tăng này là do chi phí bán hàng tăng cho thấy Công ty đã đầu tư nhiều cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Lợi tức trước thuế so với tổng doanh thu của Công ty năm 99 tăng nhiều so với năm 98 với tỷ lệ 3,86% nguyên nhân là do sang năm này Công ty đã có giải pháp hợp lý trong việc kích thích tiêu thụ sản phẩm và đồng thời tiết kiệm chi phí trong sản xuất sản phẩm.
Lợi tức sau thuế trên một USD chi phí sản xuất bỏ ra năm 1998 là -0,153 USD nhưng sang năm 99 là 0,06USD điều này cho thấy sang năm 1999 thi cứ 1USD chi phí bỏ ra thì thu được 0,06USD lợi nhuận. Nhưng sang năm 2000 thì với 1USD chi phí bỏ ra thì được -0,005USD lợi nhuận. Chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sang năm 2000 là không có hiệu quả.
Tóm lại, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua có chiều hướng đi xuống, lợi nhuận giảm đáng kể trong khi đó chi phí sản xuất lại tăng lên gây ảnh hưởng không tốt. Do vậy Công ty cần phải kịp thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phần IV: thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel
4.1. thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel.
4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
*, Đối tượng tập hợp chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định gắn liền với các đặc điểm cụ thể về quy trình công nghệ, đặc điểm về sản xuất sản phẩm... Xuất phát từ tình hình thực tế ta thấy.
-Quy trình công nghệ phức tạp, kiểu lắp ráp chế biến song song.
-Sản phẩm chính là Tivi màu, Tủ lạnh và Máy giặt, đòi hỏi tay nghề của người công nhân cũng như máy móc, dụng cụ sản xuất phải đảm bảo độ chính xác cao.
-Giá trị của sản phẩm tương đối lớn, yêu cầu chi phí phải được hạch toán chính xác, đích danh cho từng loại sản phẩm một để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm trong và ngoài nước.
Do vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel là tập hợp riêng cho từng mặt hàng, từng loại sản phẩm. Và để thích ứng với đối tượng đó, Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Việc lựa chọn hợp lý phương pháp hạch toán hàng tồn kho trong Công ty đã phát huy được tính chính xác của thông tin kế toán, đáp ứng được nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí và đồng thời khẳng định được tính khoa học trong việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Công ty. Tính đúng, tính đủ chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí sẽ hỗ trợ đắc lực trong công tác cải tiến hạ giá thành sản phẩm, theo dõi quản lý và có kế hoạch điều chỉnh định mức vật tư, kỹ thuật, thực hiện tiết kiệm sử dụng nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo được chất lượng cao.
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm hoàn thành theo từng kỳ hạch toán(thường là một tháng). Do thời gian có hạn nên trong chuyên đề này tôi chủ yếu chỉ đi sâu vào việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy sản xuất Tivi trong một số tháng cuối năm 2000.
Chi phí sản xuất ở Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau, có công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, việc quản lý chi phí sản xuất tiết kiệm hay lãng phí đều ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Để phù hợp với điều kiện kế toán mới hiện hành, Công ty phân loại chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm theo mục đích công dụng của chi phí bao gồm các khoản mục sau:
+Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. +Chi phí nhân công trực tiếp. +Chi phí sản xuất chung.
*, Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất Tivi là các nguyên liệu đã qua một số khâu sản xuất sau đó qua quá trình lắp ráp sẽ cấu thành nên thành phẩm: Linh kiện, Phụ kiện, Đèn hình,Vỏ nhựa... Trong đó, Linh kiện chủ yếu là nhập khẩu từ Công ty mẹ, còn các Nguyên vật liệu khác Công ty khai thác từ các bạnhàng trong nước và tự sản xuất.
*, Chi phí Nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí lương và phụ cấp có tính chất lương như: Lương làm thêm giờ, thêm ca, phụ cấp độc hại...
*, Chi phí sản xuất chung: Bao gồm -Chi phí Nhân viên phân xưởng. -Chi phí Nguyên vật liệu.
-Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao của các thiết bị sản xuất.
-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí điện, nước, Điện thoại... -Chi phí bằng tiền khác: Chi phí cho hoạt động quản lý sản xuất...
Tại phòng kế toán, sau khi các chứng từ gốc do nhân viên kinh tế dưới phân xưởng gửi lên kế toán viên có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu các bản chứng từ đó có đầy đủ, số liệu có chính xác và hợp lý... sau khâu kiểm tra đó nếu bản chứng từ đảm bảo đúng thì kế toán mới tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm.
4.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
4.1.2.1. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành. Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất Tivi gồm nhiều loại khác nhau: Các bộ phận linh kiện điện tử, các phụ kiện kèm theo như: Vỏ nhựa, xốp...Nguyên vật liệu của Công ty được ghi chép và phản ánh trên TK
152 theo từng loại Nguyên vật liệu cụ thể. Công ty phân chia Nguyên vật liệu theo các tài khoản chi tiết khi xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất - kinh doanh, việc chi tiết các loại tài khoản được thể hiện như sau:
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. Trong đó gồm các tiểu khoản sau: TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất Tivi.
TK 1522: Nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất Tủ lạnh. TK 1523: Nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất Máy giặt.
Sau đó khi đi vào chi tiết từng loại sản phẩm trong sản xuất Tivi được chi tiết thành các tiểu khoản như sau:
TK 1521101: Linh kiện. TK 1521102: Phụ kiện.
TK 1521103: Linh kiện khác.
Để tập hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán Công ty sử dụng TK 621 và tương tự chi tiết thành các tiểu khoản như sau:
TK 621101: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm DEAWOO 1409. TK 621103: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm DEAWOO 2066. TK 621102: Chi phí NVL trực tiếp sản phẩm DEAWOO 1497.
Hiện nay tại Công ty việc nhập và xuất các loại nguyên vật liệu cho sản xuất thống nhất tại một kho, khi xuất thì theo từng lô điều này gây khó khăn cho việc quản lý nguyên vật liệu. Theo tôi Công ty nên phân loại kho theo tiêu thức kho chính và phụ như vậy sẽ thuận lợi cho công tác kiểm soát NVL.
Nguyên tắc sử dụng Nguyên vật liệu chính cho sản xuất phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất, cụ thể là căn cứ vào nhu cầu và định mức sử dụng Nguyên vật liệu đã được xây dựng trước do đó ở Công ty TNHH điện tử Daewoo - Hanel, khi xuất NVL, kế toán căn cứ vào lệnh xuất và định mức đã được phòng kế hoạch tính toán. khi các phân xưởng lĩnh vật tư, Nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm, các phân xưởng này sẽ giải trình về số vật tư mà các phân xưởng đã dùng cho phòng kế hoạch. Từ số liệu phòng kế toán ta có sổ theo dõi luân chuyến nguyên vật liệu.
*, Đôí với nguyên vật liệu mua về không dùng ngay cho sản xuất mà nhập kho NVL.
Với hình thức này thì khi hạch toán, nhập Nguyên vật liệu, Công ty chọn hình thức đối chiếu luân chuyển:
-Tại kho NVL: Hàng ngày, khi nhập, xuất NVL, thủ kho căn cứ vào lượng nhập, xuất trên các phiếu nhập, xuất của từng danh điểm vật tư để ghi vào thể kho tương ứng với số lượng NVL nhập, xuất theo chỉ tiêu hiện vật.
Giá trị Nguyên vật liệu nhập kho = Giá mua + Chi phí khi mua.
Giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu của Công ty được tính theo phương pháp (( Bình quân gia quyền )). Tức là cuối tháng, kế toán căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu nhập kho, giá nhập kho theo chứng từ, lượng tồn đầu kỳ để tính ra giá xuất kho nguyên vật liệu.
Sổ theo dõi luân chuyển nguyên vật liệu Tháng 11 năm 2000 Danh điểm NVL Tồn kho đầu tháng 11
Luân chuyển tháng 11 Tồn kho đầu tháng 12 Nhập Xuất Lượng (chiếc) Giá trị (USD ) Lượng Giá mua trên hoá đơn Giá mua + chi phí mua
Lượng Giá trị Lượng Giá trị
EYE LET
Tivi 1409 155 612,5 990 3912,1 3912,1 300 1185,48 845 3339,1 Tổng 155 612,5 990 3912,1 3912,1 300 1185,48 845 3339,1
Phiếu nhập kho số 54 Ngày 15 tháng 11 năm 2000
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Quốc Anh
Theo: Hoá đơn mua hàng số 40 ngày 14 tháng 11 năm 2000 ĐVT: VNĐ ST T Tên hàng Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo ctừ Thực nhập 1 HANDLE COVER 2TG02 Cái 450 450 63.167 28.425.150 Tổng cộng 450 450 63.167 28.425.150 Cộng thành tiền: ( Viết bằng chữ ):
Người nhập Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Căn cứ vào chứng từ xuất kho, báo cáo sử dụng vật liệu của phân xưởng. Sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ chứng từ, kế toán thực hiện tổng hợp phân loại
chi phí thực tế của Nguyên vật liệu chính dùng cho đối tượng sử dụng theo công thức:
Trị giá mua t/tế Trị giá mua t/tế Đơn giá t/tế NVL tồn đầu kỳ NVL nhập trong kỳ bình quân của =
NVL trong kỳ Số lượng NVL Số lượng NVL Tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Giá t/tế NVL Giá thực tế Số lượng NVL xuất dùng = bình quân x xuất kho