Tế bào mầm trung mô của tủy xương (MSC: Messenchymal Stem Cell):

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ CỐ ĐỊNH TẾ BÀO TỦY XƯƠNG LÊN MÀNG (Trang 27 - 29)

Stem Cell):

Những tế bào nền của tủy xương đóng vai trò quan trọng trong sự biệt hóa các tế bào máu trưởng thành có nguồn gốc từ những tế bào mầm tạo máu của tủy xương. Nhưng những tế bào nền này cũng có những chức năng quan trọng khác. Để cung cấp môi trường vật lý cho sự biệt hóa của những HSC, những tế bào nền của tủy xương sản sinh ra sụn, xương và mỡ.

Những tế bào nền của tủy xương có nhiều đặc điểm bên ngoài để phân biệt chúng với những HSC. Hai loại tế bào này rất dễ phân lập trong điều kiện in vitro. Khi tủy xương được tách rời ra và hỗn hợp tế bào được trải ra trên bề mặt nuôi cấy với mật độ thấp thì những tế bào nền của tủy xương bám dính vào bề mặt đĩa nuôi cấy trong khi những HSC thì không.

Trong những điều kiện in vitro đặc biệt, các tế bào nền của tủy xương hình thành quần thể tế bào có dạng giống với nguyên bào sợi từ một tế bào đơn và được gọi là đơn vị hình thành quần thể F (colony forming unit-F CFU- F). Sau đó, những quần thể này có thể biệt hóa thành những tế bào mỡ hay chất nền làm giá đỡ cho tủy. Đây là một kĩ thuật để chứng minh rằng những tế bào nền có bản chất giống tế bào mầm.

Khác với HSC, là những tế bào không có khả năng phân chia trong điều kiện in vitro hay chỉ tăng sinh trong một khoảng thời gian giới hạn, tế bào nền của tủy xương có thể tăng sinh và đạt đến 35 lần nhân đôi trong điều kiện in vitro. Những tế bào nền của tủy xương sẽ tăng trưởng rất nhanh dưới ảnh hưởng của những tác nhân gây ra sự phân bào như yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu (Platelet-derived Growth Factor-PDGF), yếu tố tăng

trưởng biểu bì (Epidermal Growth Factor-EGF), yếu tố cơ bản tăng trưởng nguyên bào sợi (Basic Fibroblast Growth Factor-bFGF) và yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (Insulin-like Growth Factor-1 IGF-1).

Giống như HSC, những tế bào nền của tủy xương phát sinh từ trung phôi bì trong suốt quá trình phát triển mặc dù chưa có nguyên bào hay tế bào mầm đặc trưng nào của chúng được phân lập và xác định.

Một giả thuyết được cho rằng những tế bào mầm này được để dành lại trong quá trình phát triển của thai và bị ngăn cản khỏi sự biệt hóa. Một giả thuyết khác về nguồn gốc của chúng đó là một loại nguyên bào phổ biến có thể là một tế bào nội mạc nguyên thủy lót bên trong những mạch máu của phôi tạo ra cả những HSC và những nguyên bào của trung bì. Nguyên bào của trung bì có thể biệt hóa thành nguyên bào cơ và những tế bào nền của tủy xương. Trong điều kiện in vivo, sự biệt hóa của những tế bào nền thành tế bào xương đều khá phức tạp. Những tế bào mỡ của tủy xương và những tế bào nền làm giá đỡ cho tủy đều có nguồn gốc từ tế bào nền của tủy xương và có thể được xem như những kiểu hình có thể hoán đổi được. Những tế bào mỡ không phát triển cho đến khi con non được sinh ra . Đó cũng chính là lúc xương lớn lên và không gian dành cho tủy mở rộng ra để điều tiết sự gia tăng của mô tạo máu. Khi bộ xương ngừng tăng trưởng thì khối HSC sẽ giảm theo tuổi của động vật. Lúc đó, những tế bào nền của tủy xương sẽ biệt hóa thành những tế bào mỡ để lấp đầy những chỗ trống. Sự hình thành xương mới hiển nhiên là lớn hơn trong quá trình tăng trưởng của bộ xương mặc dù sự phát triển xương quay vòng trong suốt đời sống sinh vật. Những tế bào hình thành xương là những nguyên cốt bào nhưng mối quan hệ của nó với chất nền của tủy xương thì chưa được biết đến rõ ràng. Những lá xương mới nằm bên trong của xương sát với tủy cho nên có thể suy ra một cách hợp lí rằng chúng

xương cũng có sự quay vòng như cách mà xương hoạt động bên cạnh hệ Havers (hệ thống kênh có hình dạng cắt ngang là những vòng tròn đồng tâm nằm trong xương). Và không có bất cứ bề mặt nào của hệ này tiếp xúc với chất nền của tủy xương.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ CỐ ĐỊNH TẾ BÀO TỦY XƯƠNG LÊN MÀNG (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)