III. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán
1. Đối với Chính phủ
Các công cụ tài chính phái sinh bản chất là để phòng ngừa rủi ro, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhưng nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ chúng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Để tránh điều đó, Chính phủ cần xây dựng những quy định, chính sách nhằm đảm
phát triển thị trường chứng khoán phái sinh nhằm hỗ trợ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, thực hiện chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2012 với mục tiêu “ …nâng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế…”, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đạt mức từ 2%-3% GDP trong giai đoạn 2003 - 2005 lên 10% - 15% trong giai đoạn 2006 – 2010.
Thứ nhất: Quy định về giới hạn và giá mua
Quy định này nhằm để khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ là rất phong phú, nó cho phép các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp vừa phòng ngừa vừa tiến công khi có cơ hội.
Trên thực tế, mặt trái của quyền chọn đầu cơ là rất cao. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và bán. Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể làm cho tỷ giá biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào hệ thống tỷ giá mà chúng ta đã hoạch định. Tuy nhiên, việc đầu cơ vào các hợp đồng quyền chọn tiền tệ chưa dẫn tới sự sụp đổ hoặc khủng hoảng tỷ giá ở bất cứ nước nào trên thế giới.
Chế độ tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vào sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế quốc gia và Việt Nam là một nước được đánh giá cao về chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, chúng ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện các nước như Việt Nam đã từng áp dụng và thành công.
Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở các nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ như một công cụ kiếm lời. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ giá trần và sàn. Nếu tỷ giá vượt quá mức này thì quyền chọn sẽ không còn có giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó làm giảm đi đáng kể tính bất ổn do NHNN mở rộng biên độ dao động tỷ giá. Các khống chế nêu trên có thể áp dụng cho toàn bộ các hàng hoá và tài sản trên thị trường Việt Nam.
Thứ hai: Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh
Việc thế chấp tài sản trên các hợp đồng phái sinh là rất cần thiết. Điều này để đảm bảo việc các công ty sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá cho dù đó là công ty đang gặp khó khăn về tài chính hay công ty đang hoạt động rất tốt. Các công ty này sẽ phải đưa ra những khoản thế chấp hay mức duy trì đặt cọc cao.
Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng ( so với mức 5% trên thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng vì chúng giúp cho hệ thống các Ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.
Yêu cầu này đưa ra nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao phái sinh trong nước.
Thứ tư: Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh
Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược lại của độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế do , do giá chi phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hi vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ điều kiện cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.
Thứ năm: Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính
Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả các thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh đều phải hiểu biết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau.
Ví dụ một ngân hàng Việt Nam đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp này người mua tương lai cần phải có những thông tin rằng hiện nay ngân hàng Việt Nam đang ký quỹ là bao nhiêu tại một ngân hàng nước ngoài để mua vàng thế giới bán lại cho người từ trong nước. Nói cách khác, trong cuộc chơi này ai cũng phải có thông tin lẫn nhau để cuộc chơi tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị trường giao dịch.
Thứ sáu: Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng
cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh
Hiện nay, các công cụ phái sinh chưa có thị trường giao dịch chính. Các hợp đồng kỳ hạn và tương lai phải giao dịch trên các sàn nước ngoài như London hay NewYork. Còn lại là giao dịch qua quầy, điều này gây nhiều bất lợi đối với tính thanh khoản cũng như các loại rủi ro tín dụng. Các hợp đồng quyền chọn và hoán đổi được giao dịch trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ. Nói chung, hiện tại những thị trường này vẫn còn thiếu nhiều cơ chế tạo ra các hành lang đảm bảo các hoạt động được trôi chảy.
Đi đôi với việc phát triển thị trường là việc nâng cao chất lượng hàng hoá cho thị trường. Hàng hoá ở đây chính là các công cụ tài chính phái sinh, từ các
hóa, đa dạng hoá các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Do vậy cần hoàn thiện các đặc trưng kỹ thuật của công cụ tài chính phái sinh, đáp ứng nhu cầu và mức độ của thị trường.
Đối với quyền chọn, các ngân hàng thương mại nên xác lập nội dung hợp đồng quyền chọn, quyền được mua ngoại tệ, do đối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam khi thực hiện quyền chọn ngoài ý nghĩa về phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái còn có nhu cầu đảm bảo có đủ số lượng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu đến hạn.
Bên cạnh đó, Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng quyền chọn là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro hối đoái của các doanh nghiệp không thuộc các tổ chức tài chính tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh. Trên cơ sở này, Bộ tài chính xác định phí giao dịch quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Ngoài ra, đối với các quyền chọn chứng khoán, hiện nay chưa được áp dụng triển khai thì đây chính là thời điểm chín muồi để triển khai quyền chọn chứng khoán vì tốc độ phát triển thời gian quá nhanh, giá tăng – giảm đột biến, do đó nhu cầu về quyền chọn càng trở nên cấp bách. Nếu có công cụ quyền chọn, nhà đầu tư không bị hoảng loạn vì gần như họ đã mua “bảo hiểm” về giá cho chứng khoán của mình.
Song song với việc triển khai các công cụ tài chính thuần nhất nên có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, giá cả và cả rủi ro tín dụng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Trong tương lai, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ sở. Từ đó sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm phái sinh hiệu quả nhất.
Tóm lại: Trên đây là những kiến nghị mang tầm vĩ mô, là những công việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kê hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh.