III. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh
2. Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán phái sinh
2.2.1. Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương
Công ty cung cấp một số các sản phẩm phái sinh như:
• Giao dịch tương lai: khách hàng khi tham gia giao dịch này sẽ phải cam kết với VCBS bằng một hợp đồng tương lai. Đây cũng là sự ràng buộc về mặt trách nhiệm của cả 2 bên với nhau. Hợp đồng này là hợp đồng mua bán một loại chứng khoán, một nhóm chứng khoán và chỉ số chứng khoán với số lượng, mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.
• Giao dịch quyền chọn mua/ quyền chọn bán: là giao dịch theo đó VCBS cho phép khách hàng lựa chọn quyền mua/ bán một số lượng chứng khoán được
xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước đó. Quyền chọn mua có thể theo kiểu Mỹ hoặc kiểu châu Âu.
• Giao dịch mua bán lại chứng khoán:
Repo: VCBS bán chứng khoán avà cam kết mua lại chứng khoán đó vào một ngày cụ thể với mức giá đã được xác định. Giá mua lại chứng khoán sẽ cao hơn giá bán, thể hiện phần lãi mà người mua được hưởng. Lãi suất chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại là lãi suất repo.
Reverse Repo(Repo đảo ngựơc): Tương tự với giao dịch Repo nhưng trong giao dịch này VCBS tham gia với tư cách là bên mua chứng khoán và cam kết sẽ bán lại chứng khoán đó vào một ngày cụ thể với mức giá xác định. Giá bán lại chứng khoán sẽ cao hơn giá mư,thể hiện phần lãi VCBS được hưởng.
2.2.2. Công ty chứng khoán quốc tế VISecurities
Nghiệp vụ phai sinh chính của công ty là Repo chứng khoán:
• Repo cổ phiếu niêm yết ( tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh): Khách hàng có tài khoản giao dịch tại VIS, đang sở hữu một số loại chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch nhưng chưa muốn bán và có nhu cầu về tài chính phục vụ cho đầu tư thì khách hàng có thể tạm bán số chứng khoán này cho VIS và cam kết sẽ mua lại sua một thời hạn nhất định với mức giá bằng giá ban đầu cộng với một khoản phí giao dịch tương đương với mức lãi suất tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần.
• Repo cổ phiếu chưa niêm yết ( cổ phiếu OTC): khách hàng sở hữu một số loại chứng khoán OTC, chưa muốn bán và có nhu cầu về tài chính phục vụ cho đầu tư, khách hàng có thể tạm bán số chứng khoán này cho VIS và cam kết mua lại sau một thời hạn nhất định với mức giá bằng giá ban đầu cộng với một khoản phí giao dịch tương đương với mức lãi suất tín dụng của hệ thống NHTM cổ phần.
3. Các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
3.1. Phái sinh đối với ngoại hối
Trong các loại hợp đồng phái sinh tệ, chỉ có hợp đồng tương lai là chưa xuất hiện ở Việt Nam do chưa được sự cho phép của NHNN, còn các dịch vụ phái sinh khác đều đã được phép sử dụng ít nhất 3 năm.
3.1.1. Hợp đồng kỳ hạn
Là loại ngoại hối phái sinh đầu tiên được phép triển khai tại Việt Nam. Ngày 10/01/1998 với quyết định số 16/1998/QĐ-NHNN7 của Thống đốc NHNN, các tổ chức tín dụng Việt Nam bắt đầu được phép cung cấp các hợp đồng ngoại tệ kì hạn, hoán đổi lãi suất giữa USD và VND cho các khách hàng. Nhưng phải đến ngày 28/05/2004, tức là phải hơn 6 năm sau với quyết định số 648/2004/QĐ_NHNN, Thống đốc NHNN mới đồng ý bỏ các điểm kì hạn, cho phép NHTM tự xác định tỷ giá kì hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa USD và VND, các NHTM mới có đủ điều kiện về pháp lý để phát triển các hợp đồng kì hạn.
Theo quy định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa các loại ngoại tệ với nhau không còn bị hạn chế trong phạm vi 7 – 180 ngày như trước đây mà được dỡ bỏ và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế nhằm khuyến khích sự đa dạng và phát triển của thị trường. Đối với giao dịch giữa đồng Việt nam và các loại ngoại tệ với nhau, lên mức 3 – 165 ngày và không còn bị giới hạn cụ thể từng khoảng kì hạn nhỏ.
Về vấn đề quản lý tỉ giá, theo quy định trước đây, mức tỉ giá áp dụng cho các giao dịch hoán đổi, kì hạn giữa VND với các loại ngoại tệ tối đa không vượt quá mức trần của tỷ giá giao ngay tại thời điểm kí hợp đồng giao dịch cộng với
tỷ lệ % gia tăng cho phép quy định 4 kỳ hạn cụ thể là: 7 – 30 ngày (0,5%), từ 31 – 60 ngày (1,3%), 61 – 90 ngày (1,5%) và từ 91 – 180 ngày (2,5%).
Nhưng theo quy định này, tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn như trước đây mà cho phép tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế , trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VND và USD. Hai mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu bình quân năm do Cục dự trữ liên bang Mĩ (FED) công bố. Bên cạnh đó, việc xác định mức tỷ giá giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa đồng Việt Nam với các loại ngoại tệ khác không phải là USD và giữa các ngoại tệ với nhau tiếp tục được trao quyền tự do quyết định cho tổng giao dịch các tổ chức tín dụng trên cơ sở thoả thuận với khách hàng theo thông lệ quốc tế nhằm tạo sự chủ động cho khách hàng và tổ chức tín dụng.
Thực trạng sử dụng hợp đồng kì hạn tiền tệ tại Việt Nam:
Giao dịch kì hạn giữa ngân hàng trong năm 2004 tăng 66% so với năm 2003. Dịch vụ quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ cũng phát huy tác dụng trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp. Ngày 24/03/2003, ngay sau khi chính thức khai trương nghiệp vụ này, NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp lớn... 11 hợp đồng quyền chọn mua 3 triệu SGD, Domesco mua 200.000 EUR. Vilube bán 100.000 USD... Tính đến ngày 31/03/2003, đã có 11 hợp đồng quyền chọn, trong đó có 5 quyền chọn bán với tổng giá trị 150.000 EUR và 6 quyền mua với tổng giá trị 558.000 EUR và 5.000.000 JPY. Trong số những hợp đồng đó, đã có 1 hợp đồng quyền chọn mua với giá 200.000 EUR đã được khách hàng thực hiện, với số lợi thu được là 700 USD.
Số lượng hợp đồng và giá trị thực hiện trong thời điểm đó và tích luỹ cho đến hiện nay chưa phải là nhiều. Tuy nhiên, xét về mặt tiện ích thì trong đợt biến động lớn của tỷ giá ngoại tệ, nhất là tỷ giá đồng EUR thời điểm 2004 – 2005, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã áp dụng và giúp giảm đáng kể thiệt hại cho doanh nghiệp của mình.
Sau đây là tổng hợp của NHNN về việc sử dụng các hợp đồng kỳ hạn ngoại hối qua các năm:
Vai trò của Forward Tỷ trọng mua bán Forward Năm Tổng doanh số mua bán(%) Mua bán Forward(%) Tổng mua bán Forward(%) Mua Forward(%) Bán Forward(%) 1998 100 10,6 100 38 62 1999 100 2,8 100 39 61 2000 100 5,5 100 24 76 2001 100 5,6 100 19 81 2002 100 5,6 100 14 86 2003 100 4,9 100 17 83
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
Từ bảng trên ta thấy giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số giao dịch của các ngân hàng. Mua bán kỳ hạn trong bốn năm từ 2000 đến 2003 chỉ đạt trên dưới 5,5% trong tổng số doanh số mua bán. Trong đó nghiệp vụ mua kỳ hạn ngày càng giảm, năm 1998 là 38% nhưng đến năm 2003 con số này chỉ còn 17%, tức là giảm xuống gần một nửa. Trái lại, nghiệp vụ bán kì hạn thì lại tăng dần từ 62% năm 1998 lên 83% năm 2003.
Xét trường hợp của NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) ta có bảng tính sau:
Bảng 2: Khối lượng mua ngoại tệ theo 2 loại giao dịch kỳ hạn và giao ngay tại VPBank giai đoạn 2002-2004
Giao dịch giao ngay (USD) Giao dịch kỳ hạn (USD) Tổng (USD) Kỳ hạn/Tổng (%) 2002 81.128.305 67.000.000 148.128.305 45,23 2003 134.397.824 94.000.000 228.397.824 41,15 2004 118.007.984 83.200.000 201.207.984 41,35
Nguồn:Báo cáo hoạt động ngân quỹ VPBank
Qua bảng trên ta thấy tổng giao dịch kỳ hạn của năm 2003 và 2004 có tăng lên so với năm 2002. Trong đó, năm 2003 có con số mua kỳ hạn cao nhất (94.000.000). Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ tiến hành giao dịch thì năm 2002 là năm có phần trăm giao dịch kỳ hạn là lớn nhất (45,23%). Con số này giảm xuống năm 2003 (41,15%) và 2004 (41,35%).
3.1.2. Hợp đồng quyền chọn:
Sau một thời gian nghiên cứu kỹ thuật giao dịch và những ứng dụng của nghiệp vụ trong việc hạn chế rủi ro tỷ giá, xét thấy nhu cầu của các NHTM và nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 12/02/2003, NHNN đã ban hành thông tư số 134/NHNN-QLNH, hướng dẫn các NHTM thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn. Đồng thời ngày 23/10/2003, NHNN đã ban hành văn bản số 1245/NHNN-QLNH cho phép Ngân hàng công thương Việt Nam (INCOMBANK) thực hiện thí điểm quyền chọn tiền tệ, đồng tiền giao dịch là các ngoại tệ tự do chuyển đổi ( không được giao dịch bằng đồng Việt Nam, giới
hạn số dư cao nhất là 500.000 USD, thời hạn của giao dịch là từ 7 ngày đến tối đa là 3 tháng...).
Tiếp đó, NHNN lần lượt cho phép 6 ngân hàng khác là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Citibank, Vietcombank, Eximbank và ngân hàng Hongkong Bank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thí điểm quyền chọn.
Tới nay các ngân hàng đều đã thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Quy mô giao dịch cũng tương đối giống nhau ở các ngân hàng, ví dụ: Eximbank, ACB quy định mức giao dịch tối thiểu với cặp tiền tệ USD/VND là 10.000 USD, với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác thì tối thiểu phải tương đương 100.000 USD quy đổi. Còn Techcombank thì quy định mức giao dịch tối thiểu của một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ/VND là 100.000USD quy đổi, với mức giá thực hiện < tỷ giá kì hạn. Hình thức quyền chọn cũng khác nhau tuỳ Ngân hàng. Ví dụ: Techcombank quy định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu châu Âu, tức là hợp đồng chỉ thực hiện khi đến ngày đáo hạn, thời gian kết thúc giao dịch là 13h Hà Nội hoặc 15h Tokyo. Nhưng với Eximbank thì chỉ nêu ra có hai loại quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu chứ không quy định khách hàng phải chọn loại nào....
Tuy nhiên, các nghiệp vụ quyền chọn phòng ngừa rủi ro đối với ngoại hối, vàng chưa phát triển mạnh bởi những lý do sau:
• Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có giám đốc tài chính như thông lệ thế giới. Tức là chưa có người chuyên lo, tính toán và dự báo biến động của thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm theo lối
• Mức phí giao dịch quyền chọn ở các NHTM Việt Nam đưa ra cho các doanh nghiệp còn cao: trong giao dịch tỷ giá loại kỳ hạn 1 tháng tới 1,3%, kỳ hạn 2 tháng tới 2,2% và kỳ hạn 3 tháng tới 2,8%.
3.1.3. Hợp đồng hoán đổi
Kể từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi trên thị trường Việt Nam, đã có một số ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD. Nhưng phải đến tháng 12/2004 mới xuất hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam giữa hai đồng USD và VND. Đó là giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa USD và VND kỳ hạn 3 năm mà ngân hàng Hongkong Shanghai (HSBC) thực hiện cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD. Tuy nhiên, xét trên hoàn cảnh, mức độ áp dụng vẫn còn khác nhau tuỳ từng ngân hàng, như đối với ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB), chi nhánh Hà Nội, doanh số bán và mua hoán đổi tỷ giá của ngân hàng cao hơn doanh số bán và mua giao ngay rất nhiều.
Bảng 3: Khối lượng mua bán ngoại tệ theo loại hình giao dịch tại SCB, chi nhánh Hà Nội trong năm 2004
Giao ngay (USD) Hoán đổi (USD) Tổng (USD) Hoán đổi/tổng (%) Doanh số mua 1.141.325 4.774.204 5.915.529 80,7 Doanh số bán 1.141.190 4.774.204 5.915.394 80,7
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004 của SCB
Giao dịch hoán đổi ở ngân hàng SCB chủ yếu áp dụng đối với hoán đổi lãi suất, chưa áp dụng hoán đổi tỷ giá. Là một ngân hàng nước ngoài, nên hoạt động hoán đổi của SBC chiếm tỷ trọng lớn trong các loại hình giao dịch. So với doanh số giao ngay, doanh số mua và bán hoán đổi chiếm tỷ trọng gấp tới hơn 4 lần.
Doanh số mua và bán khá cân nhau (đều vào khoảng 4.774.204). Có thể nói giao dịch hoán đổi là một trong những giao dịch được chú ý phát triển tại SCB.
Hay như đối với ngân hàng Eximbank, giá trị các hợp đồng giao ngay cũng gấp 2 lần so với giao dịch kì hạn tiền tệ.
Bảng 4: Giá trị hợp đồng của giao dịch tiền tệ tại ngân hàng Eximbank-Hà Nội
Tổng giá trị của hợp đồng(triệu đồng)
2006 2007
Giao dịch kì hạn tiền tệ 232.491 240.234
Giao dịch hoán đổi tiền tệ 536.299 623.881
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007 của Eximbank
Có thể nhận thấy, giao dịch kì hạn tiền tệ ở Eximbank năm 2007 tăng không đáng kể so với năm 2006, còn giao dịch kì hạn tăng gần 100 triệu đồng. Các hợp đồng hoán đổi cũng mang lại giá trị cao hơn so với các giao dịch kì hạn.
Tại VP Bank, giao dịch giao ngay lại chiếm tỷ trọng lớn hơn so với giao dịch hoán đổi.
Bảng 5: Khối lượng mua bán ngoại tệ theo loại hình giao dịch tại VP Bank giai đoạn 2002 – 2004 Giao dịch giao ngay (USD) Giao dịch hoán đổi (USD) Tổng (USD) Hoán đổi/Tổng (%) 2002 202.489.054 63.000.000 265.48.054 23,73 2003 265.410.668 20.000.000 285.410.668 7 2004 287.861.708 76.000.000 363.861.708 20,89
Như vậy so với giao dịch giao ngay, giao dịch hoán đổi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2003, giao dịch hoán đổi chỉ đạt mức 20.000.000 (chiếm 7% tổng số giao dịch hoán đổi và giao ngay). Đến năm 2004, VP Bank đã chú trọng áp dụng giao dịch hoán đổi nhưng tổng doanh số vẫn chỉ là 76.000.000USD, tăng 56.000.000USD so với năm 2003 và chiếm 20,89%.
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối hiện đại đã được triển khai ở Việt Nam. Điều này phản ánh những nỗ lực to lớn của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những phương tiện để phòng ngừa rủi ro tỷ giá có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những kết quả ban đầu vẫn chưa thực sự khả quan, số doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ này vẫn còn hết sức hạn chế.
3.2. Phái sinh vàng
Hiện nay ở Việt Nam có ba sản phẩm phái sinh vàng chủ yếu là đầu tư vàng kỳ hạn, quyền chọn vàng và đầu tư thông qua sàn giao dịch vàng. Thực chất đây là các hình thức đầu cơ trên biến động giá vàng chứ không hẳn là đầu tư, vì các nhà đầu tư khi tham gia các giao dịch này phần lớn muốn kiếm lời dựa trên biến động giá vàng chứ không thật sự muốn sở hữu vàng.
Mua vàng kỳ hạn: mua thông qua các sàn giao dịch vàng của Ngân hàng, mua vàng qua tài khoản....
Tham gia giao dịch vàng qua tài khoản, nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ tiếp cận một loại hình giao dịch mới, hiện đại và phù hợp với xu hướng của thế giới.