Về quy trình quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với DN ngoài quốc doanh ở nước ta (Trang 89 - 90)

I. Quan điểm và định hớng công tác quản lý thu thuế trong thời gian tớ

8. Về quy trình quản lý thu thuế

Chỉ đạo các đơn vị thu thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp, quy trình quản lý đã đề ra: nh quy trình quản lý doanh thu đối với hộ khoán, quy trình quản lý doanh nghiệp nộp thuế theo phơng pháp khấu trừ, quy trình cấp mã số thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, các biện pháp duyệt bộ tổng hợp, chống thất thu qua kiểm tra việc lập hoá đơn phát hiện và xử lý các trờng hợp lập hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán đối với một số ngành nghề, mặt hàng, xử phạt các cơ sở kinh doanh vi phạm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ... quy trình thu nộp thuế, quy trình quản lý hoá đơn chứng từ...:

Một là: phải rà soát lại các văn bản pháp luật thuế hiện hành để có những bổ

sung, điều chỉnh trong phần hớng dẫn thủ tục nộp thuế. Yêu cầu các doanh nghiệp có trách nhiệm chủ động nộp đầy đủ số thuế phải nộp đã kê khai vào kho bạc nhà nớc trong thời hạn quy định của luật thuế, thay cho việc doanh nghiệp nộp theo thông báo thuế của cơ quan thuế. Cơ quan thuế chỉ ra thông báo nộp thuế trong một số trờng hợp đặc iệt nh: thông báo ấn định thuế, thông báo chậm nộp thuế và xử lý nộp chậm. Để thực hiện đợc vấn đề nh trên cần phải cải tiến lại mẫu các tờ khai thuế. Hiện nay ở mỗi tờ khai thuế đều có phần cam kết của doanh nghiệp ở phía dới tờ khai: “Xin cam đoan số liệu kê khia trên là đúng, nếu sai xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật”. Phần cam kết trên mới chỉ cam kết số liệu kê khia mà cha gắn việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp, vậy nên sửa lại là: “Xin cam đoan số liệu kê khai trên là đúng, doanh nghiệp cam kết sẽ nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế kê khai trên vào kho bạc nhà nớc. Nếu kê khai sai hoặc chậm nộp, xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật”. Với dòng cam kết này, các doanh nghiệp sẽ tự ý thức đợc trách nhiệm của họ trớc pháp luật trong việc kê khai và nộp thuế, không trông chờ vào thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.

Hai là: Nên bỏ chơng trình tính lại thuế trên máy vi tính nh hiện nay, những

sai sót trên tờ khai thuế nh: kê khai thuế chỉ tiêu, kê khai sai thuế ssuất, hoặc sai số về tính toán số học... sẽ đợc phòng quản lý thu kiểm tra, kiểm soát,

yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh hoặc kiểm tra xử lý theo đúng trình tự của quy trình và quy định của luật thuế. Có nh vậy, mới thực sự tôn trọng số liệu tự kê khai của doanh nghiệp.

Ba là: theo quy định hiện hành, thì chậm nhất trong vòng 60 ngày, kể từ khi

kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp phải lập và gửi các tờ quyết toán thuế: dẫn đến việc lập, gửi các tờ quyết toán thuế của các doanh nghiệp đến cơ quan thuế cũng nh việc thu thập và xử lý thông tin của cơ quan thuế từ các tờ quyết toán thuế diễn ra rất rời rạc, thiếu khoa học, thậm chí nhiều doanh nghiệp gửi các tờ quyết toán thuế không đầy đủ, không đồng nhất. Để đơn giản trong việc lập báo cáo quyết toán thuế, vừa để đảm bảo yêu cầu của các luật thuế, nên quy định thống nhất các doanh nghiệp chỉ phải lập một báo cáo quyết toán thuế. Trong báo cáo quyết toán thuế phải nêu đợc đầy đủ 3 nội dung: chi tiết quyết toán từng loại thuế. Tổng hợp tình hình thanh toán với ngân sách nhà nớc, phản ánh tổng hợp số thuế nộp đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, nộp trong kỳ, miễn giảm trong kỳ và tồn đọng cuối kỳ của tất cả các loại thuế. Phần thuyết minh báo cáo phản ánh nguyên nhân chênh lệch giữa tổng hợp tờ khai thuế 12 tháng với quyết toán thuế của từng loại thuế, nguyên nhân của nợ đọng thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với DN ngoài quốc doanh ở nước ta (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w