Cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại MB Láng Hạ (Trang 43 - 48)

- Tình hình dư nợ cho vay của DNVVN tại MB Láng Hạ qua các năm như sau:

Xét về mặt giá trị tuyệt đối, dư nợ đối với DNVVN của MB Láng Hạ liên tục tăng trong 3 năm thành lập. Điều này nhìn chung thể hiện sự mở rộng cho vay đối với các DNVVN và xu hướng này vẫn đang tiếp tục được phát huy.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay đối với các DNVVN tại MB Láng Hạ

Đơn vị: triệu đồng

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh MB Láng Hạ 2006-2008)

Năm 2007, dư nợ tăng 160% và đến năm 2008, con số dư nợ đã tăng gấp đôi. Mặc dù năm 2008, nền kinh tế bắt đầu gặp phải những khó khăn do việc tăng lãi suất huy động quá cao của các ngân hàng khiến cho lãi suất cho vay cũng phải tăng theo. Thêm vào đó, nửa năm sau của 2008, các DNVVN đã xuất hiện những dấu hiệu khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các NHTM cũng gặp khó khăn hơn trong việc mở rộng tín dụng, nhưng chi nhánh Láng Hạ vẫn có con số tăng trưởng đáng chú ý với tốc độ tăng lên tới 204%. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhanh về con số của MB Láng Hạ có thể được giải thích bằng việc chi nhánh chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm. Chi nhánh vẫn còn đang trong giai đoạn khai thác thị trường nên khả năng mở rộng còn tốt. Ngoài ra, cũng có thể đánh giá phần nào về khả năng mở rộng cho vay của chi nhánh là tốt, và đã tạo được uy tín với DNVVN trên địa bàn, bước đầu tạo được các khách hàng truyền thống. Để đánh giá cụ thể về chất lượng cho vay đối với các DNVVN hơn nữa, chúng ta còn phải xem xét các chỉ tiêu khác nữa.

- Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN phân theo kỳ hạn:

Năm đầu khi bước vào thành lập, chi nhánh không có món vay trung hạn nào thì đến năm tiếp theo, vay trung hạn đã tăng lên chiếm 9.42% trong cơ cấu cho vay các DNVVN. Tỷ lệ này tăng lên với tốc độ đáng kinh ngạc, năm 2008 đã tăng 570%, trong khi vay ngắn hạn chỉ tăng với tốc độ 166%. Vay ngắn hạn vẫn chiếm đa số, nhưng tỷ trọng đã giảm dần do sự tăng lên của vay trung hạn. Chi nhanh vẫn không có vay dài hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ của DNVVN theo kỳ hạn.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

2006 2007 2008

Dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng Tổng dư nợ

DNVVN 50.418 100% 80.669 100,00% 164.754 100,00% Vay ngắn hạn 50.418 100% 73.069 90,58% 121.424 73.7% Vay trung hạn 0 0% 7.600 9,42% 43.330 26.30%

Vay dài hạn 0 0% 0 0,00% 0 0,00%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB – Láng Hạ 2006-2008 )

Như vậy, tốc độ tăng cho vay trung hạn cho thấy chi nhánh không chỉ cấp tín dụng cho DNVVN phục vụ cho vay lưu động nữa, mà đã phục vụ cho cả hoạt động đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất, mở rộng sản xuất. Cho vay trung hạn thường đi kèm theo lợi nhuận thu được lớn hơn do lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, việc cho vay trung hạn đối với DNVVN cũng kèm những rủi ro tiềm ẩn do đầu tư lâu dài, những biến động của thị trường....Do đó, khi cho vay trung hạn, ngân hàng thường phải thận trọng và đối tượng cho vay phải là những khách hàng có quan hệ lâu dài, có uy tín với ngân hàng.

Những khách hàng mà MB Láng Hạ xét cho vay trung hạn là những doanh nghiệp quy mô vừa, những khách hàng đã có những uy tín và vị trí nhất định trên thị trường: Hyundai Motor, Cửu Long Motor….Nếu hiệu quả cho vay tốt thì chi nhánh sẽ tăng uy tín của mình trong hoạt động cho vay.

- Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành nghề:

Đối tượng cho vay chủ yếu của chi nhánh tập trung vào các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất. Đây cũng là những ngành tập trung nhiều DNVVN.

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ với DNVVN theo ngành nghề

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 50.418 100% 80.669 100% 164.754 100% Nông-lâm-ngư nghiệp 0 0% 0 0% 0 0% Thương mại, dịch vụ 32.772 65% 41.948 52% 62.607 38% Công nghiệp, xây

dựng 13.109 26% 26.621 33% 72.492 44% Ngành khác 4.538 9% 12.100 15% 29.656 18%

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh MB Láng Hạ 2006-2008 )

Tốc độ tăng trưởng về dư nợ nhanh chóng nhất là ở các DNVVN thuộc ngành công nghiệp, xây dựng, trong đó chủ yếu là công nghiệp sản xuất. Năm 2006, ngành này chỉ chiếm tỷ trọng 26%, năm 2007 là 33% và năm 2008 đã là 44%. Tỷ trọng của ngành công nghiệp tăng không có nghĩa là các ngành thương mại, dịch vụ và ngành khác giảm dư nợ. Các ngành khác vẫn có giá trị dư nợ tuyệt đối tăng, nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của ngành công nghiệp nên tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng dư nợ với các DNVVN ngày càng lớn.

Những DNVVN trong ngành công nghiệp, xây dựng thường là những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn so với DNVVN trong ngành thương mại, dịch vụ. Kết hợp kết quả này với tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn tăng với tỷ lệ cao cho thấy chi nhánh tạo được lòng tin và chứng minh khả năng cung cấp tín dụng cho cả các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhu cầu vốn dài hạn.

- Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp đang dần có sự thay đổi qua các năm.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 50.418 100% 80.669 100% 164.754 100% DNNN 6.050 12% 8.067 10% 16.475 10% Công ty cổ phần 11.092 22% 20.167 25% 42.836 26% Cty TNHH 14.621 29% 25.007 31% 56.016 34% DN có vốn đầu tư nước

ngoài 5.546 11% 12.100 15% 29.656 18% DN tư nhân 13.109 26% 15.327 19% 19.770 12%

Hợp tác xã 0 0% 0 0% 0 0%

Hộ kinh doanh cá thể 0 0% 0 0% 0 0%

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh MB Láng Hạ )

Theo cơ cấu loại hình doanh nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay DNVVN của chi nhánh. Trong đó, tốc độ tăng cao nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ hơn 240%.

ngoài đã trở thành khách hàng truyền thống với nhu cầu về vốn lưu động lớn và thường xuyên cũng như nhu cầu về vốn trung hạn. Việc dư nợ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng là một lợi thế trong hoạt động của chi nhánh.

Theo bảng cơ cấu thì cơ cấu của doanh nghiệp tư nhân liên tục giảm trong 3 năm. Thực tế, dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân vẫn tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng kém hơn nhiều so với các loại hình khác. Doanh nghiệp tư nhân là thị trường tiềm năng và tập trung các DNVVN rất đa dạng, chi nhánh cần có biện pháp tích cực hơn nữa để tiếp cận nguồn khách hàng này.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại MB Láng Hạ (Trang 43 - 48)