thị phân theo nội dung đầu tư:
Trong một dự án đầu tư hệ thống cấp nước, hai nội dung chính cần được đầu tư là đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước tới các hộ dân. Sau đây là nội dung cụ thể và tỷ trọng vốn đầu tư theo từng nội dung:
Bảng 11: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2001 – 2007
Nội dung đầu tư Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng
Tổng số
Quy mô vốn 1864 2198 2631 3200 4500 3900 4600 22893
Tỷ trọng 100 100 100 100 100 100 100 100
Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước
Quy mô vốn 668 845 834 1165 1614 1285 1512 7924 Tỷ trọng 35.84 38.46 31.68 36.41 35.87 32.95 32.87 34.61
Đầu tư xây dựng hạ tầng đường ống
Tỷ trọng 43.93 44.59 47.61 50.01 51.26 49.68 51.86 49.27 Đầu tư khác (nhân lực,
giải phóng mặt bằng…)
Quy mô vốn 377 373 544 435 579 677 702 3688
Tỷ trọng 20.23 16.95 20.71 13.58 12.87 17.37 15.26 16.11
Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị _ Bộ kế hoạch và đầu tư
Ta thấy tỷ trọng của các nội dung đầu tư hầu như biến động rất ít, nhưng cũng không có một xu hướng rõ rệt là tỷ trọng của nội dung nào đang tăng lên tỷ trọng của nội dung nào đang giảm xuống. Các nội dung đầu tư của mỗi dự án lại có một cơ cấu khác nhau, tuy nhiên, xét về mặt tổng thể như bảng đây, ta lại thấy có một xu hướng khá ổn ddingj trong cơ cấu này. Đó là tỷ trọng của vốn đầu tư cho hệ thống đường ống thường chiếm cao nhất, vào khoảng 40 – 50% tổng vốn đầu tư của mỗi dự án, sau đó đến vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy xử lý nước sạch khoảng 30%, còn lại là đầu tư vào các nội dung khác như nguồn nhân lực, chi phí giải phóng mặt bằng…
Bởi vì nội dung đầu tư trong đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị có tỷ trọng ổn định qua các năm, nên biến động tăng giảm của các nội dung cũng tăng giảm theo biến đổi chung của đầu tư phát triển hệ thống.
1.3.5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo hình thức đầu tư: thị phân theo hình thức đầu tư:
Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói trên thường được thực hiện qua các dự án. Thời gian vừa qua, các dự án cấp nước đô thị được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 12 : Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001- 2007
Tổng Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm C Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng dự án 703 100 85 100 190 100 431 100 Các dự án khởi công mới 290 41,25 39 45,89 75 39,47 179 41,53 Các dự án hoàn thành 245 34,85 27 31,76 66 34,74 152 35,27 Các dự án chuyển tiếp 168 23,90 19 22,53 49 25,79 100 23,20
Qua bảng số liệu trên, ta thấy các dự án nhóm C là chiếm số lượng dự án lớn nhất, với số lượng là 431 dự án và chiếm 61,3% tổng số dự án, dẫn đầu về cả các dự án khởi công mới, các dự án hoàn thành cũng như các dự án chuyển tiếp. Dự án nhóm A có số lượng các dự án nhỏ hơn, chỉ có 85 dự án, chiếm tỷ trọng 12,09% tổng số dự án. Tổng số dự án nhóm B có số lượng 190 dự án, tương ứng với tỷ trọng 26,61% trong số tổng số dự án. Như vậy so với số dự án nhóm C và dự án nhóm A thì dự án nhóm C đứng vị trí thứ 2 về số lượng. Điều này cũng dễ hiểu vì đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo các dự án nhóm C thì số vốn đầu tư là nhỏ hơn, thường là dưới 20 tỷ đồng, mà thời gian triển khai là ngắn hơn, đó cũng là lý do tại sao mà con số dự án nhóm C đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước là nhiều hơn cả. Trong khi đó, dự án nhóm A với số vốn cần đầu tư là lớn hơn 200 tỷ đồng nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo các dự nhóm nhóm A thường ít hơn. Với dự án nhóm B, thì số vốn đầu tư vào là từ 20 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng, do vậy mà việc đầu tư cho các dự án này chiếm vị trí thứ 2 trong số 3 loại dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
Nhìn vào bảng ta cũng nhận thấy, số các dự án khởi công mới ở cả các dự án nhóm A, B, C đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2001-2007. Năm 2007, chiếm tỷ trọng là 41,25% , tiếp theo là số các dự án hoàn thành
chiếm tỷ trọng 34,85%, đứng ở vị trí thứ hai. Số dự án chuyển tiếp sang kỳ sau chiếm tỷ trọng nhỏ nhất khoảng 23,90% tổng số dự án. Số các dự án chuyển tiếp này là các dự án mới triển khai trong giai đoạn nhưng chưa kịp hoàn thành trong cùng kỳ nên phải chuyển sang giai đoạn sau
Qua phân tích ở trên đã phần nào sơ lược thực trạng vốn đầu tư và các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị hiện nay, qua đó cũng cho thấy phần nào sự đóng góp của vốn đầu tư tư nhân vào tổng số vốn đầu tư chung, vậy cụ thể thực trạng đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị như thế nào?
a/ Đầu tư tư nhân kết hợp với nguồn vốn ngoài nước theo hình thức BOT:
Khái niệm và đặc điểm của hình thức BOT:
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT- building operation transfer) là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai thác công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định ( thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý ) sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng . Hầu hết các dự án BOT đều được thực hiện Chính phủ đề nghị. Thông qua các danh sách được đề xuất công bố, Chính phủ sẽ gọi thầu cho một số dự án cụ thể được thực hiện trên cơ sở BOT. Các dự án này được tài trợ trên cơ sở bảo lãnh có hạn chế và được xây dựng, vận hành như là một doanh nghiệp tư nhân theo một thoả thuận dự án với Chính phủ. Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thì chương trình đó được chuyển giao không bồi hòan cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử .
Tính chất của việc đầu tư theo dự án BOT là một nhà đầu tư được giao quyền đầu tư để xây dựng, khai thác và kinh doanh một công trình theo
phương án đã được duyệt trong một thời gian cụ thể. Sau đó đến thời hạn thì quyền sở hữu công trình lại được chuyển giao cho cơ quan nhà nước, kết quả cuối cùng của dự án BOT là sẽ xây dựng nên được một công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế.
Thông thường thì quy trình để thực hiện một dự án đầu tư theo hình thức BOT phải trải qua 3 giai đoạn chính:
- Xây dựng công trình : đây là giai đoạn nhà đầu tư (doanh nghiệp BOT) sử dụng vốn của mình và vốn đi vay để xây dựng công trình. Theo đó nhà đầu tư sẽ phải tổ chức xây dựng và quản lý việc xây dựng công trình theo thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh doanh: Sau khi giai đoạn xây dựng công trình kết thúc, nhà đầu tư (doanh nghiệp BOT) sẽ tiến hành vận hành, khai thác công trình và thu phí sử dụng công trình ( hoặc giá bán sản phẩm của công trình) trong một khoảng thời gian như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thời gian vận hành công trình mà doanh nghiệp BOT được phép khai thác tùy thuộc vào từng tính chất của từng dự án, thường thì từ 10-50 năm. Đây là khoảng thời gian mà chủ đầu tư đã tính toán trong lúc lập dự án, thời gian này đủ để thu hồi đủ vốn và có lãi cho họ.
- Chuyển giao công trình : Sau khi kết thúc thời hạn vận hành, khai thác công trình BOT, doanh nghiệp BOT sẽ tiến hành xây dựng các thủ tục bàn giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước( không bồi hoàn vì doanh nghiệp BOT đã thu hồi đủ vốn và có lãi ). Nhưng trước khi bàn giao công trình BOT, doanh nghiệp BOT phải thực hiện đầy đủ công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị công trình, bảo đảm công trình sẽ tiếp tục vận hành trong trạng thái tốt nhất có thể.
Hình thức tài trợ BOT cho các dự án cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có vai trò rất quan trọng, đó là :
- Sử dụng được nguồn tài trợ của khu vực tư nhân để cung cấp các nguồn vốn mới như vậy sẽ làm giảm đi các khoản vay của Nhà nước và các khoản chi trực tiếp, nhằm củng cố mức độ tin cậy trong thanh toán của Chính phủ.
- Việc thực hiện dự án theo hình thức BOT sẽ phân bổ rủi ro của các dự án và các gánh nặng cho Nhà nước vì nếu không thì nó sẽ phải do khu vực Nhà nước gánh chịu. Khi khu vực tư nhân chịu trách nhiệm vận hành, bảo dưỡng và đối với đầu ra của dự án trong một giai đoạn được mở rộng ( Chính phủ sẽ chỉ nhận được bảo đảm cho giai đoạn xây dựng thông thường và bảo hành thiết bị ).
- Khi có sự tham gia của các nhà tài trợ tư nhân và các bên cho vay thương mại có kinh nghiệm vào đây sẽ đảm bảo có được sự đánh giá sâu sắc và tăng tính khả thi của dự án.
- Chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự của địa phương nơi mà dự án tiền hành, phát triển thị trường vốn quốc gia và khu vực cũng như các công cụ tài trợ khác.
- Có cơ hội để tạo ra được một phương pháp chuẩn của khu vực tư nhân, để qua phương pháp chuẩn này có thể tính toán được hiệu quả của các dự án tương tự thuộc khu vực Nhà nước và các cơ hội tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án.
Thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo hình thức BOT:
Trong giai đọan vừa qua vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị chủ yếu được đầu tư theo hình thức BOT vì mục đích khu vực tư nhân đầu tư chủ yếu là lợi nhuận hoặc đầu tư với tiêu chí là thu được phí sử dụng để bù đắp chi phí, ít nhất là bù chi phí vận hành và duy tu nếu không kể đến chi phí đầu tư cơ bản. Chính vì thế, theo tiêu chí này thì các nhà đầu tư tư nhân chủ yếu tập trung đầu tư vào các nhà máy, các hệ thống... ở các đô thị lớn.
Một số dự án đã cam kết triển khai theo hình thức BOT hoàn thành và được đưa vào sử dụng như:
- Dự án cấp nước sông Đà : Có tổng công suất là 600.000 m3/ngđ, với tổng mức đầu tư khoảng 158 triệu USD. Dự án sẽ cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây, Xuân mai, Miếu Môn, Hà Đông và Hà Nội. Công trình này do Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam ( Vinaconex) đầu tư.
- Dự án cấp nước Minh Đức: Dự án cấp nước Minh Đức do Chính phủ Phần Lan tài trợ, tổng mức đầu tư 14 tỷ 319 triệu đồng, triển khai trên diện tích 4.356 m2 , xây dựng nhà máy nước công suất 1300 m3/ngày, cấp nước cho khoảng 2900 hộ dân (năm 2015 sẽ nâng công suất lên 2.200 m3 ngày). Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc.
- Ngân hàng thế giới tài trợ Dự án phát triển hệ thống cấp nước đô thị - các thị trấn: Dự án này đầu tư 56 triệu $ vào hệ thống cấp nước thị trấn, áp dụng thiết kế kỹ thuật – xã hội theo mô hình DBL. Hạ tầng của hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị này thuộc sở hữu của khu vực công cộng ( PWSCs) nhưng việc vận hành và bảo dưỡng sẽ được ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tại địa phương
với phạm vi bao phủ 12 huyện thị của bốn tỉnh là Thái Bình, Hưng yên, Hải phòng và Bắc Kạn. Việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước và vệ sinh tại thị trấn sẽ được ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân nhở và vừa ở địa phương.
b/ Đầu tư tư nhân kết hợp với vốn đầu tư nhà nước theo hình thức PPP ( Public private partnerships):
Bên cạnh hình thức BOT, hiện nay đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở Việt Nam mới xuất hiện thêm một hình thức mới đó là hình thức hợp tác công tư, tức là hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân ( PPP). Theo Giáo sư Fukunari Kimura của trường Đại học Keio, Nhật Bản khuyến nghị mô hình hợp tác Nhà nước và tư nhân cần được áp dụng trong các trường hợp dự án không khả thi về mặt kinh tế ,bất ổn định quá lớn để bù đắp bảo hiểm cho tư nhân, sự tham gia của tư nhân giúp nâng cao hiệu quả. Theo truyền thống thì các dịch vụ công cộng vẫn do khu vực công cộng phân phối. Việc hợp tác công tư trong việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho nền kinh tế.
Thuật ngữ PPP được sử dụng để miêu tả một loạt các sắp xếp công việc, từ các mối quan hệ đối tác không chính thức và lỏng lẻo đến các hợp đồng dịch vụ thiết kế - xây dựng – tài trợ - vận hành và chuyển giao( DBFOT) và các công ty liên doanh chính thức hơn. Các dự án PPP thường có nét đặc trưng sau:
- Có mối quan hệ tương đối lâu dài, việc hợp tác giữa đối tác công cộng và đối tác tư nhân được xây dựng dựa trên những khía cạnh khác nhau của một dự án đã được lập kế hoạch từ trước.
- Xuât hiện các cơ cấu vốn, liên kết các nguồn vốn của khu vực tư nhân và công cộng.
- Cơ quan vận hành đóng một vai trò quan trọng trong mỗi giai đoạn của dự án ( thiết kế, hoàn thiện, thực hiện, cấp vốn ).
- Khi tham gia hợp tác với đối tác tư nhân thì đối tác công cộng thường chú trọng vào việc xác định các mục tiêu mà mình cần đạt được. Tùy theo cách thức hợp tác khác nhau mà các mục tiêu đó là khác nhau.
- Khi hợp tác giữa nhà nước và tư nhân thì có sự phân chia rủi ro giữa các đối tác thuộc khu vực công cộng và các đối tác thuộc khu vực tư nhân. Những hình thức kết hợp khác nhau giữa khu vực nhà nước – tư nhân
trong cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị hiện nay là :
Xây dựng, sở hữu và điều hành BOO ( Build operate own): Là một sự hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân, khi một công ty tư nhân thông qua hình thức chìa khóa trao tay, có thể xây dựng, sở hữu và điều hành một cơ sở công cộng. Việc một hệ thống như vậy cho thấy khu vực tư nhân hài long với việc những rủi ro và lợi ích kinh tế có thể được điều hòa.