Kiến nghị với các cấp có liên quan.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 84 - 91)

B- Nhiêm vụ cụ thể:

3.4.3: Kiến nghị với các cấp có liên quan.

Để hoạt động CVTD đạt hiệu quả cao thì rất cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng tại địa phương như UBND phường , xã , các cơ quan quản lý nơi có khách hàng vay vốn …Những cơ quan này phải hợp tác, cung cấp thông yin đầy đủ chính xác thì ngân hàng mới đưa ra được các quyết định tín dụng đúng đắn.

Các cơ quan chức năng cua Nhà nước cũng cần chấn chỉnh hoạt động của mình trong phạm vi có liên quan như việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản làm bảo đảm tín dụng hay quá trình xử lý các tài sản này để thu hồi nợ…Các cơ quan này cần hạn chế các sai sót tiêu cực gây bất lợi cho ngân hàng. Trong thực tế, vẫn có không ít một số cán bộ làm ăn quan liêu, cố tình gây trở ngại, khó khăn khi khách hàng phải làm chứng nhận các giấy tờ để làm thủ tục vay vốn ở ngân hàng. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ được diễn ra thuận lợi. Nhà nước nên xoá bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết để tránh tình trạng nhiều qui định chặt chẽ quá mức cần thiết, trong khi nhiều một số qui định lại quá lỏng lẻo tạo khe hở cho một số cá nhân lợi dụng.

3.4.4: Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam.

* Kiến nghị 1:Nâng cao mức cho vay tối đa và kéo dài thời hạn cho vay đối với CBCNV.

Trong thực tế, mức cho vay tối đa hiện nay mà NHCT Việt Nam qui định còn nhỏ và chưa phù hợp. Một mặt, nó làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng mình với ngân hàng đối thủ khi họ có mức cho vay tối đa lớn hơn ngân hàng mình. Mặt khác, với khoản tiền không lớn vay được từ ngân hàng thì người vay cũng khó có thể thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng lớn như: Mua sắm nhà, đất, ôtô…

* Kiến nghị 2: Giảm bớt những giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ vay để tạo sự đơn giản về thủ tục cho người vay.

* Kiến nghị 3: Cho phép triển khai thực hiện cho vay trả góp đối với CBCNV và hộ gia đình có thu nhập thấp nhưng có tài sản đảm bảo.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, tuy hoạt động CVTD mới chỉ được phát triển trong những năm gần đây ở Việt Nam, nhưng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế-xã hội thiết thực không những đối với các NHTM mà còn đối với nền kinh tế nói chung. CVTD một mặt trở thành một biện pháp kích cầu hiệu quả, mặt khác, nó khơi thông nguồn vốn, mở rộng đầu ra cho nguồn vốn tại các NHTM. Nhận thấy được vai trò quan trọng của CVTD, SGD1-NHCT Việt Nam trong những năm qua cũng đã triển khai loại hình cho vay này và cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Song song với những những kết quả đạt được thì SGD1-NHCT Việt Nam còn có những hạn chế trong hoạt động CVTD. Những hạn chế này do cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hoạt động này tại đơn vị. Do đó, nếu có những biện pháp khắc phục được những vướng mắc đang tồn tại thì chắc chắn SGD1-NHCT Việt Nam sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh mới này.

Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng của hoạt động CVTD tại SGD1- NHCT Việt Nam, bài viết này đã nêu rất nhiều phân tích , đánh giá về kết quả đạt được và những hạn chế; Đồng thời, em cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng. Em hi vọng rằng, những biện pháp này sẽ được SGD1-NHCT Việt Nam tham khảo và vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

Do hạn chế về nhiều mặt như: Thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và tiếp xúc thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị công tác tại SGD1-NHCT Việt Nam đóng góp ý kiến và bổ sung thêm để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đào Hùng cùng các cô chú, anh chị công tác tại phòng Khách hàng cá nhân và phòng Tổng hợp và tiếp thị của SGD1-NHCT Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- Giáo trình Ngân hàng Thương mại (Đại học Kinh tế Quốc dân) - Giáo trình Marketing Ngân hàng ( Học viện Ngân hàng.)

- Tạp chí Ngân hàng.

- Tạp chí Thị trường Tài chính-Tiền tệ.

- Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của SGD1-NHCT Việt Nam.

- Quyết định số 604/QĐ-SDGI-TCHC.

- Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Và nhiều tài liệu khác về việc thực hiện hoạt động CVTD của các Ngân hàng Thương mại khác.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU. NỘI DUNG:

* Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1: Khái niệm, đối tượng, đặc điểm và chức năng của CVTD. 1.1.1: Khái niệ CVTD 1.1.2: Đối tượng CVTD 1.1.3: Đặc điểm của CVTD 1.1.4: Vai trò của CVTD 1.2: Phân loại CVTD

1.2.1: Căn cứ vào mục đích vay vốn. 1.2.2: Căn cứ theo phương thức hoàn trả 1.2.3: Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

1.2.4: Căn cứ vào phương thức cho vay giữa Ngân hàng &Khách hàng Vay vốn.

1.3: Các nhân tố tác động đến CVTD. 1.3.1: nhóm các nhân tố khách quan 1.3.2: Nhóm các nhân tố chủ quan

* Chương 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI SGD1-NHCT VIỆT NAM.

2.1: Khái quát về SGD1-NHCT Việt Nam. 2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2: Nghĩa vụ và quyền hạn

2.1.3: Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

2.1.4: Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

2.2: Thực trạng CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam.

2.2.1: Các hình thức CVTD được áp dụng tại SGD1-NHCTVN 2.2.2: Đối tượng CVTD

2.2.3: Quy trình CVTD

2.2.4: Các hình thức CVTD được áp dụng tại SGD1-NHCTVN. 2.2.5: Kết quả hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam. 2.3: Đánh giá hoạt động CVTD tại SGD1-NHCTVN.

2.3.1: Những thành tựu đạt được 2.3.2: Những hạn chế còn tồn tại 2.3.3: Nguyên nhân

* Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CVTD TẠI SGD1- NHCT VIỆT NAM.

3.1: Xu hướng phát triển hoạt động CVTD trong thời gian tới 3.2: Định hướng phát triển CVTD trong thời gian tới

3.2.1: Định hướng phát triển chung của SGD1-NHCTVN. 3.2.2: Định hướng phát triển CVTD của SGD1-NHCTVN 3.3: Các giải pháp :

3.3.2: Hoàn thiện qui trình CVTD

3.3.3:Đa dạng hoá các phương thức CVTD

3.3.4: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 3.3.5: Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng 3.3.6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.3.7: Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.

3.4: Các kiến nghị:

3.4.1: Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành

3.4.2: kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.4.3: Kiến nghị với các cấp có liên quan 3.4.4: Kiến nghị với NHCTVN

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w