Đối tượng CVTD.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 42 - 45)

Là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khoẻ, độ minh mẫn .Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc chứng bệnh tâm thần .Trong đó, thông thường các khoản CVTD đối với cá nhân phải có tài sản đảm bảo mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị của món vay.Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có đảm bảo bằng tài sản thì các cá nhân phải là: - Cán bộ ,công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang; Cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của Nhà nước.

- Các cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên.

2.2.3: Quy trình CVTD.

Quy trình CVTD được thực hiện gồm những bước sau:

* Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn.

CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và CBTD cũng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết. Thông thường đối với CVTD thì danh mục hồ sơ khách hàng gồm có: - Bản sao sổ hộ khẩu thường trú/ hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên; chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam) hoặc hộ

chiếu (đối với khách hàng vay nước ngoài ); Đăng kí kết hôn (nếu người vay có gia đình; nếu đã ly hôn thì phải có quyết định cho phép ly hôn của toà án) Khách hàng vay cần xuất trình bản chính để CBTD kiểm tra xem xét, sau đó CBTD sẽ lưu bản sao.

-Giấy đề nghị vay vốn.

- Giấy xác nhận là cán bộ/ nhân viên của cơ quan quản lý lao động (đối với cá nhân vay)

- Bảng lương hoặc giấy lĩnh lương của 06 tháng gần nhất / giấy xác nhận lương.

- Bản sao hợp đồng lao động .

- Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ : Hợp đồng lao động , quyết định bổ nhiệm (có mức lương ) / Xác nhận / giấy tờ chứng minh về thu nhập hàng tháng /thu nhập không thường xuyên của cơ quan quản lý lao động / ngân hàng( trong trường hợp nhận tiền kiều hối ); hợp đồng thuê động sản hoặc bất động sản kèm theo giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho thuê; hợp đồng làm ngoài giờ; trường hợp có kinh doanh thêm như mở cửa hàng tạp hoá, nhà thuốc …thì phải trình giấy phép kinh doanh, biên lai thuế 03 tháng gần nhất .

- Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn ,kế hoạch trả nợ, ví dụ: hợp đồng mua bán; phiếu chào hàng; hồ sơ bản vẽ(đối với xây dựng , sửa chữa nhà…)

- Các giấy tờ khác có liên quan.

* Bước 2:Thẩm định các điều kiện vay vốn.

a) Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.

CBTD kiểm tra tính đầy đủ ,xác thực ,hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng và qua các kênh thông tin.

-Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. -Kiểm tra mục đích vay vốn.

b) Điểu tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.

c) kiểm tra, xác minh thông tin.

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng có thể được thực hiên qua các nguồn tin cậy như: Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHCT.; Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) và Phòng thông tin Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng-NHCTVN.;Qua các ngân hàng mà trước đây đã/ hiện vay vốn…

d) Phân tích ,thẩm định khách hàng vay vốn.

- Thẩm định về năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng

-Phân tích, đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng. - Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay.

Việc thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy trình nhận cầm cố , thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ 03 và Quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của NHCTVN.

*Bước 3: Xác định hình thức cho vay.

*Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn , điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay.

* Bước 5:Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình duyệt cho vay.

* Bước 6:Tái thẩm định khoản vay.

* Bước 8:Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn ,hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ.

* Bước 9:Giải ngân .

*Bước 10:Kiểm tra, giám sát khoản vay.

* Bước 11:Thu nợ lãi và gốc ; Xử lý những phát sinh ( nếu có).

*Bước 12:Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.

* Bước 13:Giải chấp tài sản bảo đảm.

* Bước 14:Lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w