Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại NH TMCP Kỹ Thương (Trang 33)

B, Các yếu tố chủ quan khác:

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam:

Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bênh nguy hiểm và tình hình kinh tế thế giới nhiều diễn biến phức tạp, giá dầu thô và nguyên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất tăng cao nhưng đất nước ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước do quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 tăng 6,88% và chỉ số lạm phát được duy trì dưới 7%. Các lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến tốt, đặc biệt là công tác xoá đói giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong khi đó nền kinh tế thế giới với những biến động bất ngờ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với sự phá sản của các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã làm niềm tin của dân chúng vào nền kinh tế suy giảm trầm trọng. Các nước trên thế giới đã phải liên kết với nhau đưa ra các gói cứu trợ để ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế. Hàng loạt nhân công bị mất việc, bức tranh kinh tế ngày càng trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự suy thoái này. Trước hết là hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút nghiêm trọng do không xuất được hàng đi, hàng loạt hợp đồng bị phá bỏ, hàng loạt thị trường không thâm nhập được. Những nguyên nhân này đã tác động không nhỏ đến chính sách tiền tệ của Việt Nam. Chính phủ đã phải thực hiện một số biện pháp để hỗ trợ cho NHTM đó là chính sách vay hỗ trợ lãi suất đối với một số ngành nghề cụ thể. Với động thái này nền kinh tế đã có những biến chuyển cụ thể và đã phục hồi đáng kể cho đến giữa năm 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng huy động vốn tại NH TMCP Kỹ Thương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w