Đánh giá một số chỉ tiêu của các tổ hợp ngô lai trình diễn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG NĂM 2007 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 82 - 83)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.7.3. Đánh giá một số chỉ tiêu của các tổ hợp ngô lai trình diễn

Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu của các tổ hợp ngô lai trình diễn vụ Xuân 2008

Tên tổ hợp TG ST (ngày) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) So với ĐC (tạ/ha) C-919 (Đ/C) 126 70,7 67,5 LS-07-19 127 79,3 70,4 2,9 LS-07-22 125 81,6 72,1 4,6 CV% 5,15 14,86 6,62 LSD0,05 1,31 2,96 1,26 LSD0,01 2,17 4,91 2,08

Qua bảng 3.12 cho thấy:

+ Mật độ, khoảng cách trồng, lượng phân bón được áp dụng theo qui trình sản xuất ngô của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên.

+ Về thời gian sinh trưởng: Tháng 2 và 3 năm 2008 nhiệt độ thấp (13,50C và 20,70C), ít mưa (tháng 2: 18,4mm, tháng 3: 24,6mm) do vậy ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển giai đoạn mọc mầm và quá trình phát triển của cây con làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây ngô. TGST của các tổ hợp ngô lai dao động từ 125 - 127 ngày, tổ hợp lai LS-07-22, LS-07-19 có TGST là 125 và 127 ngày tương đương giống C-919 ở cả 2 mức tin cậy.

+ Năng suất lý thuyết của các tổ hợp lai biến động từ 79,3 đến 81,6 tạ/ha, các tổ hợp lai đều có NSLT cao hơn giống C-919 đối chứng ở cả 2 mức tin cậy.

+ Năng suất thực thu của các tổ hợp đạt từ 70,4 - 72,1 tạ/ha đều cao hơn giống C-919 (đ/c) ở mức tin cậy 99%. Trong đó LS-07-22 là tổ hợp cho năng suất cao nhất 72,1 tạ/ha.

Qua mô hình trình diễn 2 tổ hợp ngô lai LS-07-19, LS-07-22 cho thấy 2 tổ hợp ngô này sinh trưởng tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chống đổ và chịu hạn khá, năng suất cao hơn giống đối chứng C-919 từ 2,9 - 4,6 tạ/ha.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG NĂM 2007 TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)