2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.3.2. Quy trình kỹ thuật trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm
- Quy trình và kỹ thuật áp dụng: Theo quy trình của Viện nghiên cứu ngô và (Qui phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia 10 TCL 14, 2005)[6].
+ Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha + Khoảng cách: 70 cm x 25 cm - Phân bón:
+ Phân hữu cơ: Phân vi sinh 2,0 tấn/1ha + Phân vô cơ: 150N: 90P2O5: 90K2O.
Tương đương với lượng phân: Đạm urê: 321,89 kg/ha Supe lân: 527,14 kg/ha Kaliclorua: 150kg/ ha
- Phương pháp bón:
+ Bón lót 100% Phân vi sinh và 100% phân lân supe + Bón thúc: Chia làm 3 lần
Lần 1: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O, khi cây có 3 -> 5 lá, kết hợp vun đá chân cho ngô.
Lần 2: Bón với lượng là 1/3 N+1/2 K2O và bón khi cây có 7 -> 9 lá, kết hợp vun cao thành luống.
Lần 3: Bón trước trỗ 10 -> 15 ngày (lúc ngô xoáy nõn), bón nốt lượng còn lại.
- Chăm sóc:
+ Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát triển rộ trên đồng ruộng.
+ Mọc- 3 lá: Dặm cây thường xuyên, kiểm tra đồng ruộng, gặp mưa xới nhẹ.
+ Khi ngô có 3 - 5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng, nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần 1.
+ Khi ngô 7- 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc chống đổ. + Trước trỗ 10 - 15 ngày: Bón thúc lần cuối.
+ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, ngô xoáy nõn (trước khi trỗ cờ 10-15 ngày), kết thúc thụ phấn đến chín sữa (sau khi trỗ cờ 10-15 ngày). Cần tưới đồng đều.
- Thu hoạch: Khi thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, chân hạt hình thành sẹo đen.