Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần điện tử giảng võx (Trang 43)

II. Thực trạng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán và khả năng

2.1. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn

2.1.1. Vốn lưu động ròng.

Bảng 7: Bảng phân tích vốn lưu động ròng.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch (%)

TSLĐ và ĐTNH 66.632.046.142 48.559.281.974 37,22 Nợ ngắn hạn 52.349.085.327 36.918.250.036 41,80 Vốn lưu động ròng 14.282.960.815 11.641.031.938 22,69

Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ.

Vốn lưu động ròng trong hai năm tăng từ 11.641.031.938 đồng năm 2005 lên 14.282.960.815 đồng trong năm 2006, giúp cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng lên, góp phần làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch

TSLĐ và ĐTNH 66.632.046.142 48.559.281.974 37,22% Nợ ngắn hạn 52.349.085.327 36.918.250.036 41,8%

Hệ số thanh toán hiện hành 1,27 1,31 -0,04

Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần điện tử Giảng Võ.

Hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp giảm từ 1,31 lần trong năm 2005 xuống còn 1,27 lần, tức là giảm 0,04 lần so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2006, tốc độ tăng của tài sản lưu động là 37,22% còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 41,8% . Như vậy dựa trên kết quả thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,27 đồng tài sản lưu động bảo đảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa không tạo nên doanh thu này sẽ giảm, và như vậy góp phần làm cho doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn. Đồng thời, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng giảm tạo điều kiện cho mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.

2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Bảng 9: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch

Tiền mặt 1.151.940.217 2.512.468.867 -54,15% Khoản phải thu 43.718.401.717 25.877.920.411 68,94% Nợ ngắn hạn 52.349.085.327 36.918.250.036 41,80%

Hệ số thanh toán nhanh 0,86 0,77 0,09

2005, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,77 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo; năm 2006, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0,86 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Tuy vậy, với số liệu này, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là chưa cao, tài sản thanh khoản chưa đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tiền và khoản phải thu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Do đó trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên.

2.1.4. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.

Bảng 10: Bảng phân tích khả năng thanh toán bằng tiền.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch

Tiền 1.150.693.261 2.511.221.911 -54,18%

Nợ ngắn hạn 52.349.085.327 36.918.250.036 41,80%

Hệ số thanh toán bằng tiền 0,02 0,07 -0.05

Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.

Qua kết quả tính toán, ta thấy, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2005 có 0,07 lần và sang đến năm 2006 chỉ còn có 0,02 lần. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.

Tóm lại, qua quá trình phân tích 3 hệ số: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền, ta thấy khả năng thanh toán hiện hành và khă năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp giảm, trong khi đó khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp lại

của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên rất lớn của các khoản phải thu. Mà thực chất, khoản phải thu tăng sẽ làm giảm khả năng thanh toán nên nó phản ánh không chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế khả năng thanh toán bằng tiền phản ánh chính xác hơn về tình hình thanh toán của doanh nghiệp do hệ số này được thể hiện thông qua lượng tiền mặt hiện có ở doanh nghiệp. Vì thế qua quá trình phân tích, ta có thể khẳng định rằng khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm qua có xu hướng giảm.

2.2. Phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn. 2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Bảng 11: Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch

Lợi nhuận trước thuế -55.782.123 -231.503.869 -75,90%

Lãi vay 553.446.115 302.601.622 82,90%

Hệ số khả năng trả nợ lãi vay -0,10 -0,77 0,66

Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.

Trong năm 2006, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là - 0,1 lần, có tăng so với năm 2005, khi hệ số này chỉ có - 0,77; tức là so với năm trước, thì hệ số này đã tăng 0,66 lần. Tuy vậy, do công ty không thu được lợi nhuận và bị lỗ trong 2 năm qua nên công ty vẫn không đủ khả năng thanh toán lãi vay. Vì thế, trong những năm tiếp theo, công ty cần có những hướng điều chỉnh tích cực hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.

Đơn vị tính: Đồng.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch

Nợ phải trả 65.196.547.395 37.081.898.036 75,82% Nguồn vốn chủ sở hữu 35.714.517.341 35.768.499.464 -0,15%

Nợ/ Vốn CSH 1,83 1,04 0,79

Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giẳng Võ.

Năm 2006, do công ty không thu được lợi nhuận, thậm chí lỗ nên lợi nhuận chưa phân phối của công ty vẫn giữ ở mức âm so với năm 2005, làm cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm. Đồng thời, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,83 lần, trong khi đó, ở năm 2005, tỷ số này là 1,04 lần; tức là đã tăng 0,79 lần qua hai năm.Có thể nói, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá cao và có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu, đồng thời tỷ số này còn cho ta thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng giảm. Như vậy trong các năm tới, doanh nghiệp cần phải giảm chỉ số này xuống bằng cách giảm bớt các khoản phải trả.

III. Đánh giá khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.

1. Những kết quả đạt được.

Mặc dù tình hình thanh toán của doanh nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 không được tốt, nhưng doanh nghiệp cũng đã thấy rõ được điều đó và có những điều chỉnh thích hợp. Điều đó cũng đã mang lại một số kết quả nhất định:

• Vốn lưu động ròng đã được doanh nghiệp điều chỉnh một cách hợp lý hơn, tăng từ hơn 11 tỷ đồng lên 14 tỷ đồng, giúp cho nguồn vốn lâu dài tài trợ cho tài sản ngắn hạn được tăng lên, góp phần không nhỏ trong việc làm giảm sức ép lên tài sản ngắn hạn.

lên, năm 2006 tăng gấp 0,09 lần so với năm 2005 nhằm mục tiêu phấn đấu trong những năm tới sẽ đạt được yêu cầu tài sản thanh khoản đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn, nâng cao được khả năng thanh toán của công ty.

• Bên cạnh đó, trong hai năm gần đây, công ty cũng đã có những điều chỉnh tích cực, như thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thay đổi mẫu mã, mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường, có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và khách hàng, tìm được nguồn nguyên liệu rẻ có thể thay thế được nguyên liệu cũ,… từ đó làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; làm tăng lợi nhuận trước thuế; thúc đẩy khả năng thanh toán lãi vay tăng lên, năm 2006 tăng gấp 0,66 lần so với năm 2005.

2. Hạn chế.

Tuy vậy, những hạn chế trong khả năng thanh toán của công ty là không nhỏ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

• Khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn các khoản phải trả. Năm 2005, khoản phải thu chiếm 53,29% tổng tài sản lưu động, trong khi đó khoản phải trả chiếm 76,03% . Đến năm 2006, khoản phải thu chiếm 65,61% và khoản phải trả chiếm 78,56% tổng tài sản lưu động. Dấu hiệu đó chứng tỏ doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn.

• Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá nhiều vì thế tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động có chiều hướng tăng, năm 2006 là 65,61% trong khi năm 2005 chỉ có 53,29%, do đó doanh nghiệp cần phải tích cực đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ.

• Các khoản phải trả cũng tăng 41,8% trong 2 năm 2005 và 2006, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đi vay vốn và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, điều đó càng chứng tỏ nhu cầu thanh toán của công ty ngày càng lớn.

2 năm giảm từ 1,31 lần xuống còn 1,27 lần; trong đó đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền tụt xuống rất thấp, cụ thể năm 2005 là 0,07 lần và sang đến năm 2006 chỉ có 0,02 lần.

• Mặc dù công ty đã có những biện pháp thay đổi tích cực để tăng khả năng thanh toán lãi vay nhưng do lợi nhuận trước thuế vẫn âm, công ty vẫn bị lỗ nên hệ số khả năng thanh toán lãi vay vẫn rất thấp và ở mức âm: năm 2005 là - 0,77 và năm 2006 là - 0,1.

• Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2006 là 1,83 lần, trong khi năm 2005 là 1,04, tức là qua 2 năm, tỷ số này đã tăng 0,79 lần. Điều đó chứng tỏ mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng giảm. Những điều này sẽ trở thành sự bất lợi lớn cho hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, trong những năm tới, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục hợp lý để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.

Nguyên nhân của tất cả những hạn chế trên là do trong 2 năm qua, doanh nghiệp mới bước vào giai đoạn cổ phần hóa, bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh mới, di chuyển nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo nhân lực, nâng cao chuyên môn cho cán bộ nhân viên nên đã sử dụng một lượng kinh phí lớn. Đồng thời, do thời gian này, công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, tạo quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng nên lượng vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng cũng khá lớn.

Có thể nói, qua quá trình tìm hiểu, phân tích, và đánh giá về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hai năm gần đây, và cũng là hai năm đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp bước sang giai đoạn mới_giai đoạn cổ phần hoá, em nhận thấy rằng tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các hệ số và các tỷ số trên đã chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng vốn

hướng điều chỉnh đúng thì doanh nghiệp sẽ có thể gặp nhiều rủi ro hơn nữa trong kinh doanh.

Việc đầu tiên mà doanh nghiệp phải thực hiện trong những năm tiếp theo để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán là phải có những biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính. Để đạt được điều đó thì công ty cần phải cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Việc quan trọng nhất là công ty phải quản trị tốt tiền mặt và khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt sẽ giúp cho công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng và nguồn vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả cao hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán, tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà cung cấp và các nhà cho vay.

1. Quản trị khoản phải thu.

Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố như: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu… Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế, khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà công ty có thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.

Ngoài ra công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, cần quan tâm đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau.

Để có thể giảm bớt các khoản phải thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp

khách hàng lại với công ty.

Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các khoản phải thu như gửi giấy báo nợ hoặc sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa án theo luật định.

Việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đúng thực trạng của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ đó nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập được những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.

2. Quản trị tiền mặt.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ trả nợ. Bên cạnh đó, áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ càng được thanh toán tốt thì tiền đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh càng nhanh.

Doanh nghiệp cũng cần hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức quỹ tồn tiền mặt. Doanh nghiệp có thể đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.

KẾT LUẬN

Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề về khả năng thanh toán là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý nhìn thấy trước được những rủi ro đang tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình, chuẩn đoán một cách đúng đắn nguy cơ trước mắt mà doanh

khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo điều

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần điện tử giảng võx (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w