Phân tích khoản phải thu

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần điện tử giảng võx (Trang 38 - 40)

II. Thực trạng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán và khả năng

1.1. Phân tích khoản phải thu

1.1.1. Phân tích tình hình biến động các khoản phải thu.

Bảng 3: Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải thu.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005

Tỷ tổng trọng TS(%) Tỷ so với trọng KPT(%) Chênh lệch 2006 2005 2006 2005 Tuyệt đối % Các khoản phải thu 43.718.401.717 25.877.920.411 43,32 35,52 100 100 17.840.481.306 68,94

1. Phải thu của khách hàng 35.770.366.869 18.470.452.706 35,45 25,35 81,82 71,38 17.299.914.163 93,66 2. Trả trước cho người bán 3.859.625.081 563.283.317 3,82 0,77 8,83 2,18 3.296.341.764 585,2

3. Thuế GTGT được khấu trừ 87.628.446 87.628.446 0,09 0,12 0,20 0,34 0 0

4. Phải thu nội bộ 92.731.438 3.651.114.883 0,09 5,01 0,21 14,11 -3.558.383.445 -97,46 5. Các khoản phải thu khác 4.273.190.116 3.105.441.059 4,23 4,26 9,77 12 1.167.749.057 37,6

6. Dự phòng khoản phải thu khó đòi 365.140.233 0,36 0,84 365.140.233 -

Tổng tài sản 100.911.064.736 72.850.397.500 100 100 28.060.667.236 38,52

17.840.481.306 đồng, tức là tăng 68,94% so với năm 2005. Trong đó hầu như các khoản mục đều tăng, chỉ trừ khoản mục phải thu nội bộ là giảm 97,46%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường, tạo quan hệ với nhà cung cấp nên khoản trả trước cho người bán tăng lên tới 585,2%, đây là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng trong các khoản phải thu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tỷ trọng các khoản phải thu trong năm 2005 là 35,52% và sang tới năm 2006, tỷ trọng này lại tăng đạt 43,32% trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tóm lại, trong quá trình phân tích hai năm qua, ta nhận thấy cả về mặt giá trị của khoản phải thu lẫn về tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản thì đều có chiều hướng tăng cao. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng khá lớn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp.

1.1.2. Phân tích các tỷ số liên quan đến khoản phải thu.

Để nghiên cứu các khoản phải thu ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét các tỷ số liên quan đến khoản phải thu.

Đơn vị tính: Đồng.

Khoản mục Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch Tuyệt đối %

Tổng các khoản phải thu 43.718.401.717 25.877.920.411 17.840.481.306 68,94 Tổng tài sản lưu động 66.632.046.142 48.559.281.974 18.072.764.168 37,22 Khoản phải thu/ Tổng TSLĐ (%) 65,61 53,29 12,32

Phải thu của khách hàng 35.770.366.869 18.470.452.706 17.299.914.163 93,66 Phải trả cho người bán 24.930.471.343 8.959.595.242 15.970.876.101

178,2 5 Phải thu của khách hàng/ Phải trả

người bán (%) 143,48 206,15 -62,67

Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần điện tử Giảng Võ.

Qua bảng số liệu, ta thấy khoản phải thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 68,94%, đồng thời tỷ lệ khoản phải thu so với tài sản lưu động tăng 12,32% do tốc độ tăng của khoản phải thu tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng thu hồi nợ và vốn tồn đọng của doanh nghiệp thấp, do đó, trong những năm kế tiếp doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi nợ

Bên cạnh đó, ta cũng thấy trong năm 2006, khoản phải thu của khách hàng tăng 93,66%, khoản phải trả cho người bán tăng 178,25% và nó có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Điều này chứng tỏ lượng vốn doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng là khá lớn. Vì thế, để có đủ lượng vốn cho hoạt động kinh doanh, công ty cũng phải chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.

Tuy vậy, tỷ lệ khoản phải thu của khách hàng so với khoản phải trả người bán lại giảm 62,67%, do tốc độ tăng của khoản mục phải trả người bán nhanh hơn tốc độ tăng của khoản mục phải thu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần điện tử giảng võx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w