Tăng cường năng lực hoạt động và tài chính làm cơ sở để phát triển bao thanh toán của các NHTM

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 82 - 85)

- Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác

3.3.2.Tăng cường năng lực hoạt động và tài chính làm cơ sở để phát triển bao thanh toán của các NHTM

triển bao thanh toán của các NHTM

o Tích cực triển khai thực hiện đồng bộ định hướng và các giải pháp chiến lược phát triển các NHTM đến năm 2010, trước hết tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP và Đề án cơ cấu lại các NHTMNN.

o Phát triển các kênh phân phối nước ngoài qua các hình thức hiện diện thương mại (chi nhánh, pháp nhân, đơn vị trực thuộc) của NHTM Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt ở các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư, thương mại lớn và có tiềm năng phát triển với Việt Nam (Mỹ, EU và Châu Á) để từng bước thâm nhập và cạnh tranh cung cấp dịch vụ bao thanh toán trên thị trường quốc tế. Mở rộng quan hệ đại lý quốc tế để cung cấp các dịch vụ bao thanh toán qua biên giới.

Xây dựng đề án tăng cường năng lực tài chính (tăng vốn tự có, xử lý các tồn đọng tài chính, chủ yếu là nợ xấu) của các NHTMNN theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và lộ trình cổ phần hoá các NHTMNN.

+ Tăng vốn tự có qua nhiều hình thức khác nhau (huy động từ thị trường qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Nhà nước bổ sung và lợi nhuận để lại) và qui mô tài sản có trên nguyên tắc bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế (8%); nâng cao chất lượng tài sản có (giảm, tỷ trọng tài sản có rủi ro, tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời trong tổng tài sản có); + Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của các NHTM trên cơ sở chuẩn mực và thông lệ quốc tế về kế toán, phân loại tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

+ Đẩy mạnh cổ phần hoá các NHTMNN gắn liền với tăng vốn tự có, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế. Triển khai đúng tiến độ cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, tạo tiền đề triển khai cổ phần hoá đối với các NHTMNN khác vào những năm tiếp theo; xem xét, lựa chọn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các NHTM có tiềm lực tài chính, công nghệ và quản lý mua cổ phần và tham gia quản trị, điều hành các NHTMNN sau cổ phần hoá. Hoàn thành cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (trước năm 2008). Xây dựng lộ trình cổ phần hoá các NHTMNN.

+ Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

+ Thành lập và đưa vào vận hành có hiệu quả các cấu phần quản trị rủi ro.

+ Bảo đảm duy trì danh mục tín dụng và tài sản có mức độ sinh lời tương xứng với mức độ rủi ro, có thể kiểm soát được của các NHTM. Chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế; mở rộng cho vay đồng tài trợ và cho vay thông qua bảo lãnh của các quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các đối tượng vay vốn là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại,... Thực hiện nguyên tắc hạn chế tập trung rủi ro tín dụng và đa dạng hoá ngành hàng, lĩnh vực và khách hàng, đồng thời thiết lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hữu hiệu, hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, công cụ hạn mức tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, nhất là thông tin về khách hàng và môi trường kinh doanh.

+ Nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định và quản lý tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế; chuẩn hoá qui trình nghiệp vụ tín dụng và đơn giản hoá các thủ tục cấp tín dụng nhưng vẫn phải bảo đảm thực hiện đúng các qui định của pháp luật và an toàn hoạt động;

+ Xây dựng và triển khai sổ tay vay tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế, nguyên tắc và thực hành tốt về tín dụng ngân hàng.

- Đẩy nhanh quá trình tích tụ vốn và tài sản để hình thành được ít nhất một số tập đoàn tài chính - ngân hàng có qui mô hoạt động lớn, trình độ công nghệ hiện đại, quản trị, điều hành tiên tiến và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Khuyến khích một số NHTM lớn có đủ điều kiện và năng lực trở thành thành viên chủ đạo, có vai trò kiến tạo trên các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường phái sinh tiền tệ để tăng tính thanh khoản của thị trường tiền tệ nói chung.

- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động tín dụng trong khuôn khổ các dự án quốc tế, đồng thời tiếp tục thu hút các nguồn vốn ODA, vay song phương, hỗ trợ tài chính của Chính phủ và các tổ chức nước ngoài để tạo nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án phát triển quốc gia, phát triển nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội qua hệ thống ngân hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ giỏi thông qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp. Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động về baot hanh toán của ngân hàng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ ngân hàng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị chiến lược, điều hành kinh doanh của các cấp lãnh đạo NHTM. Các NHTM xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010.

- Các NHTM chủ động xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng văn minh - hiện đại. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng bá dịch vụ ngân hàng một cách văn minh nhằm định vị hợp lý dịch vụ ngân hàng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 82 - 85)