Bổ sung thêm công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tự doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán VNDIRECT (Trang 74 - 76)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư chứng khoán

1.7. Bổ sung thêm công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động tự doanh

Để hoạt động đầu tư chứng khoán có mức rủi ro thấp nhất, hạn chế sự thua lỗ quá mức thì phòng tự doanh nên có bộ phận quản lý rủi ro và xây dựng quy trình quan lý rủi ro như sau:

Bước 1: Nhận dạng rủi ro

Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro.

Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:

Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế...

Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất sẽ tác động đến giá cả chứng khoán như thế nào?

Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách hàng...

Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro

Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được gì và mất gì.

Bưóc3: Đánh giá tác động của rủi ro

Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không.

Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro

Để quản lý rủi ro có hai chiến lược:

Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty.

Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh như chứng quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian.

Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp

Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rui ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn,

đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có tính thanh khoản cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này không linh động, không khắc phục được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém.

Các tín hiệu bán chứng khoán nhằm quản lý rủi ro:

+ Bán chứng khoán ngay khi có tín hiệu không tốt về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính xấu đi của tổ chức phát hành.

+ Nghiên cứu bán cổ hiếu khi có tốc độ tăng lợi nhuận của công ty đó chậm lại,

+ Thị phần của công ty đó giảm 2 năm liên tiếp

+ Công ty đó không nghiên cứu phát triển thêm sản phẩm mới. + Bán khi có dấu hiệu của thị trường giảm giá.

+ Bán chứng khoán khi thị trường thay đổi xu hướng với khối lượng giao dịch tăng và các cổ phiếu hàng đầu giảm giá với khối lượng giao dịch lớn.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty chứng khoán VNDIRECT (Trang 74 - 76)