0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

MÉO TUYẾN TÍNH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CÂN BẰNG CÔNG SUẤT – BĂNG THÔNG TRONG THÔNG TIN VỆ TINH DOCX (Trang 44 -45 )

TRUYỀN DẪN SỐ TRONG THÔNG TIN VỆ TINH

2.4. MÉO TUYẾN TÍNH

Méo tuyến tính là nguyên nhân chính gây ra ISI. Méo tuyến tính xuất hiện trong hệ thống vô tuyến số chủ yếu là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, do các mạch lọc thu, phát của hệ thống chế tạo không lý tưởng. Như đã phân tích trong phần 2.1, trong hệ thống trạm mặt đất, các thiết bị modem, LNA, bộ đổi tần, bộ HPA đều tồn tại các mạch lọc và đều có thể gây ra méo tuyến tính. Thứ hai, và do đặc tính tần số của môi trường không bằng phẳng trên suốt độ rộng băng tín hiệu. Đó là các hiện tượng Pha-ding đa đường chọn lọc và do tiêu hao phụ thuộc tần số của khí quyển do sự hấp thụ của không khí và hơi nước.

Méo tuyến tính có đặc tính không phụ thuộc vào biên độ tín hiệu được truyền và được đánh giá thông qua sai lệch giữa đặc tính biên độ/ tần số hay đặc tính pha-tần của hàm truyền tổng cộng của hệ thống so với đặc tính thiết kế nhằm triệt tiêu ISI trong quá trình truyền dẫn tín hiệu số. [1]

Để khắc phục và hạn chế méo tuyến tính, các phương pháp sau đây đã được đề xuất và sử dụng:

1. Sử dụng các bộ cân bằng thích nghi ATDE (Adaptive Time Domain Equalizer) - Mạch san bằng thích nghi trên miền thời gian. Hệ thống được gắn thêm một bộ thích nghi với hàm truyền E(f). E(f) được thiết kế sao cho T(f). R(f). Hc(f). E(f) = HRC(f) để đạt được dạng cosine nâng. Giả sử T(f) và R(f) là các hàm căn cos  T(f).R(f) = HRC(f)  E(f) = 1/ Hc(f). Do đó, bản chất ATDE là một mạch lọc nghịch đảo với hàm truyền kênh vô tuyến. Thực tế E(f,t) = 1/Hc(f,t) là hàm thích nghi với hàm truyền môi trường theo thời gian.

2. Phân tập: truyền thông tin trên hai hay nhiều kênh truyền khác nhau, độc lập về fading. Ở đầu thu chọn ra tín hiệu tốt nhất, hoặc tổ hợp các tín hiệu trên các kênh để được tín hiệu rất tốt đem xử lí. Có các loại phân tập: không gian, thời gian, tần số, góc.

3. Mã hoá chống nhiễu trước khi truyền đi, mã hoá tín hiệu, FEC, làm BER giảm  giảm ISI  giảm méo tuyến tính. Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn trong phần tiếp theo.

4. Truyền dẫn đa sóng mang: bản chất: IBPD càng lớn (độ lệch băng thực tế so với hoàn hảo) thì càng gây ISI. Giải pháp: chia thành N luồng con để giảm IBPD, mỗi luồng con thực hiện điều chế 1 sóng mang. Đặc điểm: tốn tiền, mỗi kênh nhỏ cần 1 bộ thu phát. Tốn băng thông vì phải thêm băng thông bảo vệ. 5. Trải phổ: Tín hiệu được trải rộng nên chống được fading đa đường chọn lọc. 6. OFDM: Bản chất: chia thành N luồng con trực giao với nhau trên miền tần số. Không cần guard band nên không tốn phổ.

Thực tế trong thông tin vệ tinh, kỹ thuật mã hóa được nghiên cứu nhiều hơn cả và chúng ta sẽ phân tích trong phần 2.5

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:CÂN BẰNG CÔNG SUẤT – BĂNG THÔNG TRONG THÔNG TIN VỆ TINH DOCX (Trang 44 -45 )

×