d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
2.1.6.6 Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông
quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
2.1.6.7. Vốn huy động/Tổng dư nợ:
Vốn huy động Vốn huy động/Tổng dư nợ =
Dư nợ
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ các bảng báo cáo trong 3 năm: 2004, 2005, 2006.
- Một số tài liệu có liên quan tại ngân hàng và các sách báo, tạp chí.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Các số liệu được thu thập và phân tích thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng.
- Sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối và số tương đối qua các năm, qua đó cho thấy được sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH SÓC TRĂNG.
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG.
3.1.1. Sự hình thành và phát triển:
Theo quyết định số 53/Nh của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, ngày 14/07/1989 Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Tỉnh Hậu Giang đã được thành lập, thời gian đó ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Sóc Trăng chỉ là một chi nhánh Thị Xã của ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Hậu Giang.
Sau khi Tỉnh Hậu Giang được tách thành hai Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu tổ chức là một Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh Tỉnh.
Khi mới thành lập Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng gồm có 1 trụ sở đặt tại số 4 Trần Hưng Đạo Thị Xã Sóc Trăng. Điện thoại: 079.822859. Fax: 079 822717 và 6 chi nhánh gồm: Vĩnh Châu, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú. Hiện nay ngân hàng đã phát triển thêm chi nhánh thị xã, chi nhánh liên xã trực thuộc huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch.
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, từng bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, ngân hàng mở rộng ra lĩnh vực hoạt động không những trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế xã hội và hiện nay ngân hàng đã mở rộng lĩnh vực hoạt động với nhiều hình thức đa dạng.
3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng:
* Nhận tiền gửi vào tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
* Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. * Nghiệp vụ bảo lãnh:
- Bảo lãnh dự thầu;
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; - Bảo lãnh thanh toán;
- Bảo lãnh bảo hành. * Cho vay xuất khẩu lao động. * Dịch vụ thẻ ATM.
* Kinh doanh dịch vụ ngoài tín dụng như:
- Đại lý mua bán vàng 3 chữ A cho Công ty vàng bạc đá quý; - Thực hiện chi lương qua thẻ ATM.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh:
BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG THẨM ĐỊNH PHÒNG KẾ TOÁN KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG VI TÍNH PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG HÀNH CHÁNH Sơ
đồ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG
CN THỊ XÃ CN CN MỸ KẾ TÚ SÁCH CN CÙ LAO DUNG CN VĨNH CHÂU CN MỸ XUYÊN CN THẠNH TRỊ CN LONG PHÚ CN TRẦN ĐỀ CN THẠNH PHÚ CN THUẬN HÒA CN NGÃ NĂM PGD KHÁNH HƯNG CN BA XUYÊN Sơ
đồ 2: SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG NHNo & PTNT TỈNH SÓC TRĂNG
* Ban giám đốc:
Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của ngân hàng. Có thể nói ban giám đốc là bộ phận đầu não quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình.
* Phó giám đốc:
- Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt ( theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng
hiện đúng quy chế đã đề ra.
* Phòng Nguồn Vốn Kế Hoạch Tổng Hợp:
- Lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh, tham mưu cho Giám đốc về chiến lược và định hướng kinh doanh.
* Phòng Tín Dụng:
- Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân cấp tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
* Phòng Thẩm Định:
- Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khoản vay do Giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo ủy quyền của Giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới.
* Phòng Kế Toán:
Bao gồm cả quỹ tiết kiệm, kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo vận động vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hàng ngày chủ yếu là về nghiệp vụ thanh toán kinh doanh trong và ngoài ngân hàng.
* Phòng Tổ Chức Hành Chánh:
Không có chức năng kinh doanh nhưng lại có trách nhiệm quản lý về mặt dân sự và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư, đánh máy…
* Phòng Thanh Toán Quốc Tế:
- Khai thác, huy động các nguồn ngoại tệ, phát hành các chứng từ có giá. - Kinh doanh ngoại tệ (thu hồi, mua bán ngoại tệ…)
- Tín dụng (cho vay, bảo lãnh các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
chứng khoán.
* Phòng giao dịch:
Có nhiệm vụ huy động vốn cho vay, thu hồi ngoại tệ, cầm cố. Nói chung phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh của ngân hàng.
3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Bả Bả
n g 1 : TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2004-2006 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Số tiền % Số tiền % I. Tổng thu 187.560 350.568 455.477 163.008 86,91 104.909 29,93 1. Từ hoạt động tín dụng 175.243 335.423 422.355 160.180 91,40 86.932 25,92 2. Thu nhập từ dịch vụ 2.202 4.254 5.851 2.052 93,19 1.597 37,54 3.Thu từ hoạt động khác 400 179 793 -221 -55,25 614 343,02 4. Thu nhập bất thường 9.715 10.712 26.478 997 10,26 15.766 147,18 II.Tổng chi 174.735 343.065 425.106 168.330 96,33 82.041 23,91 1.Chi từ hoạt động HĐV 125.856 285.582 334.393 159.726 126,91 48.811 17,09 2.Chi phí hoạt động DV 203 2.423 2.494 2.220 1093,60 71 2,93 3.Chi phí nhân viên 11.789 14.875 18.011 3.086 26,18 3.136 21,08 4.Chi phí quản lý 8.357 10.274 14.675 1.917 22,94 4.401 42,84 5.Chi khác 28.530 29.911 55.533 1.381 4,84 25.622 85,66
III. Lợi nhuận 12.825 7.503 30.371 -5.322 -41,50 22.868 304,78
( Nguồn: Phòng kế toán )
G
hi c hú : - HĐV: huy động vốn - DV: dịch vụ
1 2 3 T ri ệu đ ồn g 400000 300000 187560 350568 343065 425106 Tổng thu Tổng chi 200000 100000 0 174735 12825 7503 30371 2004 2005 2006 Lợi nhuận
Hình 1 : BIỂU ĐỒ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2004-2006
Qua bảng số liệu trên lợi nhuận của ngân hàng trong 3 năm qua có sự biến động không ổn định. Cụ thể năm 2004 lợi nhuận đạt được 12.825 triệu đồng nhưng đến năm 2005 lợi nhuận chỉ đạt 7.503 triệu đồng, giảm 5.322 triệu đồng tức giảm 41,50% so với 2004 là do trong năm 2005 chi phí từ hoạt động huy động vốn tăng cao, tăng đến 126,91% trong khi thu từ hoạt động tín dụng chỉ tăng 91,4% so với năm 2004, điều này là do ngân hàng đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với những mức lãi suất hấp dẫn do đó đã thu hút được nhiều khách hàng. Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động dịch vụ cũng tăng cao do ngân hàng đã mở rộng thêm nhiều mạng lưới hoạt động, đưa vào sử dụng rộng rãi máy rút tiền ATM, tuy nhiên đến năm 2006 lợi nhuận lại tăng vọt lên đến 30.371 triệu đồng, tăng 22.868 triệu đồng tương đương tăng 304,78% so với 2005. Sự gia tăng này chính là do sự tăng giảm của tổng doanh thu và tổng chi phí được thể hiện như sau:
- Năm 2005 doanh thu của ngân hàng đạt 350.568 triệu đồng tăng 163.008 triệu đồng tức tăng 86,91% so với 2004, trong đó nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng là nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng, điều này chứng tỏ ngân hàng
giản hóa thủ tục vay. Bên cạnh đó do qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng được mở rộng, mạng lưới các dịch vụ thanh toán ngày càng nhiều cho nên khoản thu nhập mà các dịch vụ này đem lại cho ngân hàng cũng khá cao vì thế đã làm cho tổng thu nhập năm 2005 cao hơn năm 2004.
Đến năm 2006 tổng thu nhập vẫn tăng so với năm 2005 nhưng với tốc độ tăng chậm hơn, chỉ tăng 29,93% so với năm 2005, nguyên nhân là do trong năm 2006 hàng loạt các ngân hàng đã mộc lên ồ ạt trên địa bàn tỉnh chính vì thế hoạt động cho vay của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn do các ngân hàng cạnh tranh với nhau nên đưa ra những mức lãi suất cũng cạnh tranh nhau làm cho tốc độ tăng lợi nhuận của ngân hàng chậm lại.
- Bên cạnh thu nhập của ngân hàng tăng lên thì chi phí hoạt động của ngân hàng cũng tăng. Cụ thể năm 2005 tăng 168.330 triệu đồng tức tăng 96,33% so với 2004, tốc độ tăng này đến năm 2006 chỉ còn đạt 23,91%. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng chủ yếu là chi từ hoạt động huy động vốn. Ngân hàng đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn, ngoài các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi tiết kiệm thì ngân hàng đã triển khai các hình thức huy động vốn mới như phát hành giấy tờ có giá dưới dạng kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm tích lũy, bậc thang, gửi góp, dự thưởng… với các mức lãi suất hấp dẫn, sử dụng các công cụ khuyến mãi, tặng quà…Do vậy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng cao. Đặc biệt trong năm 2005 do mở rộng mạng lưới thanh toán rộng khắp nên đã làm cho chi phí dịch vụ thanh toán tăng cao.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG
4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN.
4.1.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2004-2006 ( Xem bảng 2 trang 27) Doanh số dư nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng đều qua 3 năm. Năm Doanh số dư nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 1.123.008 triệu đồng, năm 2005 cơ cấu dư nợ đạt 1.483.264 triệu đồng, tăng 360.256 triệu đồng tức tăng 32,08% so với 2004 nhưng tốc độ tăng này có xu hướng tăng chậm lại. Cụ thể năm 2006 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 1.700.178 triệu đồng, tăng 216.914 triệu đồng tương đương tăng 14,62% so với năm 2005.
* Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:
Đối với doanh nghiệp nhà nước, dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2005 giảm mạnh so với 2004. Năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 18.787 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ chỉ còn 4.488 triệu đồng, giảm 14.299 triệu đồng tức giảm 76,11% so với 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005 doanh số cho vay đối với lĩnh vực này đã giảm mạnh, cụ thể doanh số cho vay giảm 30.431 triệu đồng hay giảm 59,97% so với năm 2004 điều này là do trong năm 2005 số doanh nghiệp Nhà nước giảm so với năm 2004, từ 3 doanh nghiệp giảm xuống còn 2 dooanh nghiệp, bên cạnh đó thì do ngân hàng đã chuyển đổi cơ cấu đầu tư là giảm cho vay lĩnh vực quốc doanh và tập trung cho vay lĩnh vực ngoài quốc doanh nên đã làm cho doanh số cho vay giảm.
Tuy nhiên đến năm 2006, chỉ tiêu này lại tăng trở lại và tăng khá cao, cụ thể tăng đến 8.100 triệu đồng tương đương tăng 180,48% so với năm 2005 nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng sôi động, doanh số cho vay và doanh số thu nợ ở khu vực này đều tăng cho thấy nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, đồng thời do giá cả các mặt hàng tăng cao nên các doanh nghiệp có lời nhiều, sử dụng vốn vay
đẩy mạnh cho vay lĩnh vực này do đó doanh số dư nợ tương đối cao.
* Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Cũng như doanh nghiệp nhà nước, tình hình dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng liên tục qua ba năm tuy nhiên tốc độ tăng có chậm lại, chẳng hạn năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 139.432 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ đạt 376.870 triệu đồng, tăng 237.438 triệu đồng tức tăng 170,29% so với 2004 và đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này đạt 497.376 triệu đồng, mức độ tăng chỉ còn tăng 120.506 triệu đồng tương đương tăng 31,98% so với 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số dư nợ đối với khu vực này tăng liên tục là do trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mộc lên ngày càng nhiều, nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động tương đối lớn nên cần vốn nhiều hơn để sản xuất, mặt khác việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khá thuận lợi, giảm bớt các thủ tục không cần thiết cho các doanh nghiệp vay vốn nên các doanh nghiệp đã đến ngân hàng vay vốn ngày càng nhiều làm cho doanh số dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng.
* Đối với hợp tác xã:
Trong khi doanh số dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều qua ba năm thì đối với hợp tác xã thì chỉ tiêu này lại có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2004 doanh số dư nợ đạt 565 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ đạt 410 triệu đồng, giảm 155 triệu đồng tức giảm 27,43% so với