Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (Trang 71 - 72)

2006- 2008

2.2.2.3. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính

Đây là nội dung được Công ty tiến hành phân tích tương đối đầy đủ, chi tiết. Có thể nói đây là nội dung quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Phân tích tài chính dự án đầu tư là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội. Chính vì vậy mà đây là nội dung được cán bộ lập dự án rất quan tâm. Nhưng công ty mới chỉ phân tích hiệu quả tài chính các dự án đầu tư thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản như: NPV, IRR, T. Tuy nhiên trên thực tế thì các chỉ tiêu này chưa đủ để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Đó chính là điểm yếu của Công ty nên công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu quan trọng khác như: chỉ tiêu lợi ích- chi phí (B/C); vòng quay vốn lưu động, điểm hòa vốn….để đảm bảo tính khả thi cho dự án. Bên cạnh đó, một nội dung không kém phần quan trọng mà Công ty chưa đề cập đến trong phân tích tài chính đó là đánh giá độ an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Do đó, trong thời gian tới Công ty nên bổ sung nội dung này trong phân tích tài chính dự án cụ thể như sau:

Về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, xem xét tính toán chỉ tiêu:

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này cần đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1

Về khả năng trả nợ, cần tính toán chỉ tiêu an toàn về khả năng trả nợ của dự án:

- Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn trả nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm ( gốc và lãi)

Nguồn trả nợ hàng năm của dự án bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản, lãi phải trả hàng năm.

Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu để các tổ chức tín dụng coi là một tiêu chuẩn để xem xét chấp thuận việc cung cấp tín dụng cho dự án.

Để phần phân tích khía cạnh tài chính được hoàn thiện hơn, các cán bộ lập dự án nên phân tích dự án trong trường hợp có tính đến trượt giá và lạm phát. Trong thực tế, đây là hai yếu tố thường xuyên xảy ra và có ảnh hưởng rõ rệt. Vì vậy, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong hai trường hợp trên là rất cần thiết, nó sẽ nâng cao độ chính xác và tin cậy cho một dự án khi đưa vào thực tế, giúp chủ đầu tư biết ứng phó kịp thời trong các tình huống xấu có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (Trang 71 - 72)