Một số kết quả kinh doanh của Công tác cho vay tại sở giao dịc hI Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 51 - 55)

III. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1. Một số kết quả kinh doanh của Công tác cho vay tại sở giao dịc hI Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần đây.

Bảng V: Số liệu Thống kê dư nợ một số hoạt động kinh doanh: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu hoạt động 31/12/200 4 31/12/200 5 31/12/200 6 So sánh 2006/2004 1. Số dự án được thẩm định 816 1082 1129 1.38 2. Số dự án được Sở giao dịch I chấp nhận cho vay 741 926 848 1.144

3. Tổng cho vay dư nợ 2.802 3.482 3.060 1.092

- Doanh số cho vay ngắn

hạn 2278 2675 2359 1.0355

- Doanh số cho vay

trung, dài hạn 524 807 701 1.3377

4. Cơ cấu cho vay theo

tiền tệ 2.802 3.482 3.060 1.092

- Doanh số cho vay ngoại

tệ 1120 1281 1267 1.131

- Doanh số cho vay bằng

VNĐ 1682 2201 1793 1.066

5. Cơ cấu dư nợ cho vay

theo dự án. 1.359,1561 1.830,5455 2.468,7619 1.816 - Doanh số cho vay

Doanh nghiệp Nhà nước 910,6346 1409,52 2182,3856 2.396 - Doanh số cho vay

Ngoài Quốc Doanh 108,7325 109,8327 214,7822 1.975

- Doanh số cho vay hộ

gia đình 339,789 311,1928 71,594 0.21

6. Tổng cho vay dư nợ

theo dự án 1.359,1561 1.830,5455 2.468,7619 1,816

7. Doanh số cho vay dư nợ theo dự án so với Tổng cho vay dư nợ (%)

48,506 52,57 80,68 _

8. Nợ quá hạn, Nợ khó đòi cho vay theo dự án. Trong đó:

5,8944 8,0544 5,1844 0.879

- Doanh nghiệp nhà nước

chiếm: 2.1% 4.6% 1.16% 0.4846

- Doanh nghiệp ngoài

QD chiếm: 15.63% 15.76% 11.73% 0.66

- Hộ gia đình chiếm 82.26% 79.63% 88.26% 0.944

(Nguồn: Phòng thẩm định) Dựa vào bảng trên ta có thể rút ra các nhận xét sau:

1.1 Số dự án được thẩm định tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam

Số dự án đã được thẩm định tăng đều qua các năm. Trong năm 2004 là 816 dự án và tăng mạnh trong năm 2005 là 1028 dự án. Đến năm 2006 chỉ có 1129 dự án được thẩm định. Số dự án được thẩm định tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phản ánh một phần nhu cầu vốn tăng cũng như sự phân chia thị trường của các ngân hàng. Trong năm 2006 các Ngân hàng thương mại cổ phần tăng trưởng mạnh cả về chất lượng cũng như vế số lượng nên việc giữ khách hàng của Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam là rất khó khăn. Đặc biệt chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ của các Ngân hàng ngoài quốc doanh là rất cao, nên đã thu hút khá nhiều khách hàng quen thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam

1.2 Số dự án được Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cho vay.

Trong những năm 1992-1995 các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng lãi suất và nới lỏng quy trình cho vay hay quy trình thẩm định dự án. Phương pháp cạnh tranh kiểu này rất mạo hiểm và mang nhiều rủi ro. Đặc biệt là phương án cạnh tranh này sẽ dẫn đến sức ép đầu ra về vốn cho vay và tỷ lệ nợ xấu, chất lượng dự án không đáp ứng được yêu cầu. Trong 3 năm gần đây, năm 2005 có số dự án được duyệt cho vay là lớn nhất với 926 dự án. Trong năm 2006 có số dự án được thẩm định lớn hơn 2005 nhưng số dự án được thẩm định lại ít hơn năm 2005 là 78 dự án, điều này phản ánh kế hoạch đặt ra cho Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam là chất lượng cho vay các dự án. Năm 2005 tỷ lệ các dự án được cho vay là 85% so với các dự án được thẩm định. Nhưng trong năm 2006 tỷ lệ này chỉ chiếm 75%, tỷ lệ này thấp hơn các năm nhưng chất lượng thẩm định được nâng lên làm giảm tỷ lệ các dự án không hoàn trả vốn cũng như các dự án không hoàn vốn và lãi đúng hạn. Đây là một kế hoạch rất đúng đắn của Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam, giúp cho sự phát triển của Ngân hàng vững chắc hơn

1.3 Tổng doanh số cho vay dư nợ.

Qua số liệu 3 năm về Tổng cho vay dư nợ, ta thấy dư nợ cho vay năm 2005 là lớn nhất với 3.482 tỷ đồng và giảm hơn ở năm 2006 là 3060 tỷ đồng. Điều này tỷ lệ thuận với số lượng dự án được cho vay. Nhưng điều quan trọng nhất là tỷ lệ nợ ngắn hạn luôn lớn hơn rất nhiều so với nợ trung và dài hạn, tỷ

lệ này dao động từ 3,3 đến 4,3 lần. Tỷ lệ này rất hợp lý cho ngân hàng bởi số dư nợ ngắn hạn nhiều làm cho chi phí huy động vốn giảm giúp cho Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh trong việc cho vay các dự án. Đi đôi với lợi thế là sự rủi ro về tính thanh khoản của các nguồn vốn ngắn hạn, bởi dư nợ ngắn hạn lớn tiềm ẩn các rủi do dẫn đến mất khả năng thanh khoản khi xuất hiện các hiện tượng bất thường xảy ra. Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần tính lãi suất hoà vốn bình quân ( Lãi suất hoà vốn bình quân là Lãi suất trung bình của tất cả các các lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau). Từ việc tính lãi suất bình quân ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam có thể điều chỉnh việc tăng các nguồn vốn ngắn hạn, hay tăng các nguồn vốn trung và dài hạn.

1.4 Doanh số cho vay theo dự án so với Tổng cho vay dư nợ.

Nhìn vào dòng tính tỷ lệ doanh số cho vay theo dự án so với Tổng cho vay dư nợ của 3 năm, tỷ lệ của các năm tăng: 48%-->52%-->80%. Ta có thể thấy xu hướng của Ngân hàng tập trung vào cho vay các dự án. Cũng có thể hiểu được tại sao các ngân hàng muốn tập trung cho vay các dự án. Bởi Ngân hàng có thể biết được tính khả thi và tính có hiệu quả của các dự án ngay từ khi dự án được lập. Điều này còn làm giảm nguy cơ mất vốn của Ngân hàng, hơn nữa việc cho vay các dự án mang lại lãi suất và lợi nhuận cao hơn cả về số lượng và chất lượng

1.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án:

Trong các năm trở lại đây, xu hướng Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cho các doanh nghiệp nhà nước vay với tỷ trọng lớn vẫn phổ biến, thông thường tỷ lệ các dự án của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% đến 80% tổng dư nợ cho vay theo dự án. Nhưng chất lượng các dự án rất cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi thấp bởi NHNo&PTNT tập trung cho vay các dự án của các doanh nghiệp có uy tín, làm ăn có hiệu quả vì vậy số lượng cho vay các dự án của các doanh nghiệp nhà nước là tương đối lớn. Trong nền kinh tế hiện nay các doanh nghiệp có quy mô lớn chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, khẳng định uy tín trong thời gian dài, quy mô vay lớn. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng vay Sở giao dịch I một lượng vốn khá khiêm tốn: Năm 2004 các doanh nghiệp này vay 108 tỷ đồng, năm 2006 vay 214 tỷ đồng. Rõ ràng lượng vốn cho vay phục vụ các dự án của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn thấp, nó chỉ chiếm

khoảng 10% tổng dư nợ cho vay các dự án, điều này chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp ở vị trí này. Trên thực tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chọn những Ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp nên việc cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có phần khó khăn hơn. Do đặc tính của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam luôn coi trọng khối khách hàng cá nhân là các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình ở nông thôn, nên phần vốn cho vay của khối này vẫn được duy trì. Trong năm 2004 tỷ lệ hộ gia đình vay để triển khai các dự án lên đến 25% Tổng dư nợ cho vay các dự án, số lượng vốn cho vay lớn chủ yếu là cho vay theo chương trình được phát triển trên quy mô rộng lớn tại tất cả các vùng miền. Nhưng đến năm 2006 tỷ lệ vay ở khu vực này giảm 4 lần, chỉ đạt được 71 tỷ đồng.

1.6 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cho vay theo dự án.

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào khu vực hộ gia đình. Tỷ lệ này chiếm vị trí rất cao: luôn lớn hơn 90%. Điều này thể hiện một phần về các dự án của hộ gia đình có tỷ lệ thành công rất thấp. Chính vì vậy mà tỷ lệ cho vay của Sở giao dịch I ngày càng giảm đối với khách hàng thuộc khu vực này. Trong cả 2năm 2004 và 2006 dư nợ quá hạn của Khối hộ gia đình đều lớn hơn 4 tỷ đồng, riêng năm 2005 dư nợ quá hạn rất cao: hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án thuộc doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ phần trăm rất thấp ( khoảng 0.06% đến 0.3%) điều này phản ánh các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả. Đây cũng chính là kết quả của quá trình chọn lọc, thẩm định dự án một cách chính xác các dự án đầu tư thuộc các doanh nghiệp nhà nước. Trong bảng ta cũng thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các dự án thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn cao. Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cần có các biện pháp để làm giảm dư nợ ở các doanh nghiệp này.

2. Quy trình tín dụng và việc tổ chức hoạt động thẩm định dự án cho vaytrong hoạt động của NHN0 & PTNT Việt Nam .

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w