Tổ chức bộ máy và điều hành

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 43 - 47)

III. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

1.2. Tổ chức bộ máy và điều hành

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

- Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động, kinh doanh của SGD, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định của pháp luật và quy định của NHNNo&PTNT VN.

-Giám đốc phân công, ủy thác cho các Phó giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ, giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình.

*.Phòng tín dụng (TD).

- Nghiên cứu triển khai, xúc tiến khách hàng

-Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ hàng tháng, hàng quý, năm theo quy định.

-Thực hiện các hợp đồng cho vay, thu nợ đối với các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt nam và đồng ngoại tệ đối với khách hàng

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá.

- Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ và các dự án ủy thác đầu tư của NHNNo&PTNT VN.

- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng.

- Tổ chức, thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro về nghề nghiệp tín dụng.

- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.

*. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp(NV&KHTH).

- Xây dựng các đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

- Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm

- Tổng hợp thông tin về kinh tế xã hội, diễn biến lãi xuất trên thị trường - Đầu mối quan hệ, tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu các biện pháp, phương pháp thông tin, tiếp thị, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nhằm mở rộng thị trường, thị phần và mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả.

*. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế (KDNT&TTQT).

- Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng. - Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng

- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và các dịch vụ hoán đổi khác theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ.

- Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNNo&PTNT VN

- Thực hiện các giao dịch thanh toán phi mậu dịch cho các cá nhân trong và ngoài nước.

- Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại sở giao dịch

- Tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

*. Tổ kiểm toán nội bộ(KTNB).

- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Sở giao dịch

- Đầu mối đón tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc tại Sở giao dịch.

- Xây dựng đề cương, chương trình công tác kiểm tra, phúc tra - Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

- Thường trực tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban giám đốc trong hoạt động chống tham nhũng

- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.

*. Phòng thẩm định(TĐ)

- Thu nhập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Thẩm định các khoản cho vay do Giám đốc quy định

- Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc Sở giao dịch đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt.

- Thẩm định các khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc Giám đốc Sở giao dịch quy định trong mức phán quyết cho vay cua Giám đốc Sở giao dịch.

- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của phòng tín dụng, Phòng giao dịch.

- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.

*. Phòng Kế toán ngân quỹ (KTNQ).

- Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và theo dõi các dự án của NHNNo&PTNT VN.

- Thực hiện công tác thanh toán điện tử trong nội bộ NHNNo&PTNT VN, tham gia thanh toán bù trừ với NHNN, các NHTM trên địa bàn, thanh toán nối mạng với khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền mặt, vận chuyển tiền mặt ( bao gồm VNĐ và ngoại tệ ) các loại giấy tờ có giá.

- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ khoán tài chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Lập kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và yêu cầu phát triển tin học của Sở giao dịch.

- Đầu mối tiếp nhận và triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các tổ chức khác cung cấp.

*. Phòng hành chính nhân sự (HCNS).

- Thực hiện công tác quản trị, hành chính, lễ tân. Tổ chức quản lý văn thư lưu trữ .

- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, tuyển dụng, thuyên chuyển cán bộ, nâng lương định kỳ, khen thưởng…

- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch quản lý

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đã được duyệt, đề xuất cử cán bộ đi học tập, tham quan, khảo sát trong nước và nước ngoài.

* Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới (Tổ TTNV).

- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc các biện pháp, hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Sở giao dịch và của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao dịch.

*. Phòng giao dịch (PGD).

Phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, hoạt động theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Có 3 Phòng giao dịch:

• Phòng giao dịch Cát linh: 25 D cát linh, Đống đa, Hà nội, ĐT:7365541.

• Phòng giao dịch Kim liên: Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. ĐT 2517127.

• Phòng giao dịch Hai Bà Trưng: 126 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT 9362768.

Đối tượng phục vụ chủ yếu của Sở giao dịch - NHN & PTNTVN là các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu ngành trên địa bàn thành phố Hà nội. Bên cạnh đó, Sở cũng đang ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh đối với các ngành, các thành phần kinh tế khác, thoã mãn kịp thời mọi nhu cầu tín dụng và thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w