Phạm vi điều chỉnh của hiệp định

Một phần của tài liệu rao can ky thuat cua my doi voi do go xuat khau viet nam (Trang 111 - 117)

2. Tạp chí thương mạ

1.4.2. Phạm vi điều chỉnh của hiệp định

Phạm vi điều chỉnh của hiệp định TBT là bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng; bảo vệ đời sống của động thực vật; bảo vệ môi trường; ngăn chặn các thông tin không chính xác; các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng, hài hòa hóa...Tất cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng của hiệp định này, tuy nhiên không áp dụng đối với các nội dung điều chỉnh theo hiệp định SPS, mua sắm của chính phủ và dịch vụ. Phạm vi áp dụng của hiệp định TBT rất rộng bao gồm Chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ.

Phụ lục 2: Đặc điểm chung của thị trường Mỹ

Mỹ là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới với dân số khoảng hơn 307 triệu người năm 2009 (http://soyte.phutho.gov.vn). Là một thị trường có sức tiêu thụ lớn Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng 1.200 tỷ USD/năm. Các sản phẩm nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, do đó Mỹ là thị trường chiến lược lớn của nhiều nước xuất khẩu.

Mỹ được coi là một thị trường bảo hộ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên…Do đó Mỹ là một nước có chính sách nhập khẩu hàng hóa phức tạp được xây dựng trên hệ thống pháp luật pháp chặt chẽ và quy định của các tổ chức quốc tế, đồ sộ bậc nhất thế giới. Trên lãnh thổ nước Mỹ nếu không có luật sư thì ngay cả người dân Mỹ cũng khó sinh sống một cách bình thường. Vì vậy quan hệ thương mại với Mỹ thường phải thuê luật sư riêng hoặc gắn với tư vấn pháp luật; Thực thi bảo hộ cho nền sản xuất trong nước bằng các công cụ tinh vi phù hợp với các quy định của WTO. Trong chính sách thương mại của Mỹ, doanh nghiệp Mỹ có thể sử dụng các biên pháp tự vệ hoặc đối kháng theo quyết định của tống thống Hoa Kỳ; Nhiều các yêu cầu của hải quan, nhiều quy định cấm, hạn chế nhập khẩu còn chịu sự điều tiết của nhiều luật thuộc quyền quản lý của các cơ quan công quyền khác, theo luật bang và liên bang khác nhau. Các luật này được xây dựng ở nhiều năm khác nhau. Luật mới ban hành không phủ nhận luật cũ nên rất phức tạp. Trong những trường hợp này hàng nhập khẩu chỉ được thông quan nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định trong các luật lệ kiên quan. Ngoài ra điều rất quan trọng là thị trường này kiểm soát rất chặt chẽ các quy định về xuất xứ. Đặc biệt chú ý một số rào cản kỹ thuật của thị

trường này khác với các thị trường khác thậm chí khác so với quy định chung của thế giới. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Mỹ.

Thứ nhất: Mỹ là thị trường có tính mở cao

Mỹ là quốc gia tiên phong trong trong việc ủng hộ thương mại quốc tế, các quy chế xuất nhập khẩu mà quốc gia này đã và đang áp dụng phù hợp với nguyên tắc cơ bản của WTO. Đây là quốc gia nhập khẩu lớn các mặt hàng có khối lượng lao động cao. Trong đó nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Mỹ hầu như không sản xuất. Thông qua chính sách mở cửa của mình các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Mỹ có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện tốt nhất. Trong hầu hết các chính sách của mình Mỹ luôn chủ trương đặt hệ thống thương mại đa phương vào trung tâm các quan hệ. Luôn có xu hướng mở cửa thị trường một cách cao độ thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.

Tính mở của thị trường còn thể hiện ở nhu cầu thị hiếu cũng như những tiêu dùng trong tiêu dùng của người Mỹ không quá khắt khe như thị trường Châu Âu, Nhật Bản. Mặt khác là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng có sự phân hóa nhất định vì nhu cầu tiêu dùng của những tầng lớp khác nhau là khác nhau, hàng hóa tiêu thụ trên thị trường Mỹ sẽ đa dạng và phong phú hơn về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Mỹ là vô cùng lớn hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nào. Người tiêu dùng ở thị trường này chủ yếu là phụ nữ và giới trẻ.

Thứ hai: Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ thường phải đảm bảo tính quy chuẩn và thống nhất cao độ

Là thị trường rộng lớn có nhu cầu đa dạng nhưng đồng thời cũng là thị trường có những quy định tương đối chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu. Thông thường hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ có khối lượng lớn, phải

đảm bảo được quy chuẩn đúng thời hạn, đặc biệt là không phương hại tới lợi ích quốc gia, lợi ích của các công ty nhập khẩu, cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Hàng hóa trước khi được phân phối tới người tiêu dùng phải được kiểm định chặt chẽ, chỉ khi đáp ứng được các chuẩn mực nhất định thì mới được đưa vào lưu thông tới người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra các quy trình nhập khẩu vào thị trường của Mỹ cũng như những quy định chung về cách tính hải quan về hình thức của hóa đơn thương mại đặc biệt là vấn đề xuất xứ sản phẩm đặc biệt được coi trọng. Mức thuế áp dụng cho các quốc gia từ các nhóm nước khác nhau là hoàn toàn khác nhau.

Thứ ba: Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ còn phụ thuộc vào nhiều chứng chỉ bắt buộc.

Ngày nay thế giới có xu thế hạn chế sự can thiệp của bên thứ ba vào việc quản lý chất lượng sản phẩm. Sự phát triển của công nghệ, hiểu biết của người tiêu dùng trong một số lĩnh vực như: thiết bị điện, đồ gia dụng…đã cho phép nhiều nước trên thế giới giảm yêu cầu thử nghiệm vào chứng nhận chất lượng trước khi tiếp thị ra thị trường bên ngoài mà chủ yếu dựa vào chứng chỉ chất lượng của chính nhà sản xuất và sự giám sát quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa sau khi đưa vào lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, ở một quốc gia phát triển cao như Mỹ việc đánh giá chất lượng sản phẩm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào chứng chỉ chất lượng của bên thứ ba đối với các mặt hàng đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp. Các chứng chỉ này là một yêu cầu bắt buộc kể cả về mặt pháp lý và tập quán. Yêu cầu này làm phát sinh chi phí đối với các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài. Điều này làm giá hàng hóa vào thị trường Mỹ tăng giá cao hơn so với các thị trường khác. Hơn nữa thời gian chờ kiểm, cấp chứng nhận chất lượng cũng có thể làm mất cơ hội thâm nhập thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

Thứ tư: Không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế

Các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của Mỹ có thể không đồng bộ. Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn được ban hành ở Mỹ tương đối thấp, thậm chí không được biết đến tại Mỹ mặc dù tất cả các bên là thành viên WTO đều cam kết sử dụng rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế - TBT. Các tiêu chuẩn quốc tế thường rất ít được áp dụng trực tiếp cho dù khá nhiều tiêu chuẩn của Mỹ được coi là tương đương về mặt kỹ thuật. Thậm chí một số tiêu chuẩn của Mỹ còn mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ như tiêu chuẩn các sản phẩm điện – điện tử ở Mỹ rất khác so với các tiêu chuẩn chung của quốc tế. Hơn thế nữa ngay cả tiêu chuẩn trong lãnh thổ Mỹ cúng rất khác nhau trong các bang khác nhau. Nguyên nhân là do Mỹ không có thị trường thống nhất toàn liên bang do đó có sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm giữa bang và liên bang…nên các nhà xuất khẩu muốn tiêu thụ sản phẩm ở các bang khác nhau thì phải chú ý đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau.

Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang có 50 tiểu bang và một quận liên bang bao gồm hơn 2.700 cơ quan chính quyền cấp bang, thành phố. Mỗi đơn vị có các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đối với sản phẩm được sử dụng trong các đơn vị này là khác nhau. Thậm chí một số bang còn đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn của liên bang quy định. Mặc dù những quy định trên không quy định phân biệt sản phẩm nội địa hay sản phẩm nhập khẩu nhưng nhờ những kinh nghiệm hoạt động trên thị trường trong nước lâu năm, các doanh nghiệp Mỹ thường có lợi thế trong việc nắm bắt các yêu cấu kỹ thuật và cải tiến sản phẩm nhanh chống thích nghi với sự biến đổi của từng bang, vùng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu trong đó có Việt Nam chủ yếu là các quốc gia đang phát triển, năng lực cạnh tranh của hàng hóa vốn có thấp hơn trên thị trường quốc tế cùng với sự thiếu kinh nghiệm thì

việc thu thập các thông tin cần thiết liên quan, đáp ứng các quy định yêu cầu là một thách thức lớn.

Ngoài ra nghiên cứu luật pháp Mỹ còn nhận thấy quốc gia này thường có những biện pháp đảm bảo bình đẳng cạnh tranh thương mại nói chung, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nói riêng cũng như điều khoản 201 về biện pháp tự vệ vẫn luôn được coi là hỗ trợ chính trị trong nước cho nền kinh tế trong quá trình tự do hóa thương mại. Do đó, có quan điểm cho rằng những biện pháp nói trên đã thực sự củng cố các cam kết của Mỹ đối với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên cũng có nhận định cho rằng luật thương mại Mỹ đang gây xung đột rất lớn với các đối tác thương mại nước ngoài. Mỹ là nước đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc nhất về việc không tuân thủ các quy tắc đa phương liên quan đến thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng và biên pháp tự vệ. Trong quan hệ thương mại quốc tế với Mỹ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá. Mỹ có hàng loạt các bộ luật và thông lệ liên quan tới vấn đề này. Việt Nam là một quốc gia điển hình về hàng hóa bị áp dụng thuế này. Ủy ban giải quyết các tranh chấp của WTO đã đưa ra nhiều quyết định trong đó khẳng định chính phủ Mỹ đã vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình. Phân tích một cách khách quan về các tranh chấp trên và đối chiếu với quy định của WTO, có thể thấy rõ luật pháp về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Mỹ đã trở thành vấn đề mấu chốt trong căng thẳng hệ thống thương mại quốc tế. Hệ thống luật này của Mỹ hiện nay cũng như các hành động hỗ trợ cho việc tự do hóa của nước này không những không phù hợp mà còn đi ngược lại các quy định của WTO.

Một phần của tài liệu rao can ky thuat cua my doi voi do go xuat khau viet nam (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)