Nhận thức được tầm quan trọng của những ngành phụ trợ và cải thiện hiệu suất của những ngành này

Một phần của tài liệu rao can ky thuat cua my doi voi do go xuat khau viet nam (Trang 103 - 106)

c. Mua rừng ở nước ngoà

3.2.3.8. Nhận thức được tầm quan trọng của những ngành phụ trợ và cải thiện hiệu suất của những ngành này

Các doanh nghiệp tiên tiến thường tập trung vào những mảng mà họ có khả năng thực hiện tốt nhất và mua những nguyên liệu và dịch vụ khác trên thị trường. Mục tiêu của những ngành hỗ trợ này là làm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm thành phẩm. Do đó, điều quan trọng là những doanh nghiệp này có thể đáp ứng được tiêu chí về chất lượng, chi phí và chuyển giao. Mặc dù những ngành hỗ trợ đang bắt đầu triển khai ở Việt Nam, nhưng những nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, tư nhân cần phải hiểu được tầm quan trọng của những ngành hỗ trợ để vừa có sự sáng tạo và vừa triển khai những ngành này bằng nỗ lực của chính mình. Do đó, cần làm rõ và dễ hiểu về những nhân tố liên quan như pháp luật, các biện pháp xúc tiến có hiệu quả và các chính sách hỗ trợ.

KẾT LUẬN

Sau gần 10 năm Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực quan hệ thương mại hai chiều về đồ gỗ đã đạt được những thành công nhất đinh. Các mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Điều đó cho thấy đồ gỗ Việt Nam đang dần đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường này. Tuy nhiên các rào cản kỹ thuật đặt ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Mỹ khai thác triệt để các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất và người tiêu dùng trong nước. Điều đáng quan tâm là năng lực đáp ứng rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bị động với các rào cản về tiêu chuẩn hàng hoá (do không hiểu biết pháp luật quốc tế).

Theo cách tiếp cận đó, đề tài đã đi sâu nghiên cứu những rào cản kỹ thuật mà Mỹ đặt ra với đồ gỗ nhập khẩu; Phân tích, đánh giá thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn đó của ngành đồ gỗ Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp có tính thiết thực giúp các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam vượt qua những rào cản này, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng xuất khẩu của ngành sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Trong quá trình tìm hiểu và viết bài, do trình độ lý luận còn hạn chế, thiếu kiến thức thực tế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần tích cực vào thực tiễn hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu rao can ky thuat cua my doi voi do go xuat khau viet nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)