Phân tích bảng cân đối kế toán(CĐKT)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I (Trang 49 - 53)

II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0,137 0,237 0,

2.2.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán(CĐKT)

Khi phân tích bảng CĐKT, công ty tiến hành so sánh các chỉ tiêu chính của bảng để nghiên cứu sự biến đổi của chúng cũng như nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Mối quan tâm hàng đầu của công ty khi nghiên cứu phần tài sản chính là các khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản dài hạn mà chủ yếu là TSCĐ. Tuy nhiên, sự nghiên cứu chọn lọc này cũng có những mặt tích cực và hạn chế của nó.

Nếu phân tích tất cả các chỉ tiêu của phần tài sản sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi khối lượng công việc của Chủ tịch HĐQT tương đối lớn, do đó, công ty không thể phân tích tất cả các chỉ tiêu của phân tài sản. Nhưng không phân tích sự thay đổi của toàn bộ các chỉ tiêu thì cũng khó có thể đưa ra kết luận chính xác về sự biến động của tài sản trong doanh nghiệp.

Trong vòng 3 năm, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty có xu hướng tăng trong khi khoản mục khoản phải thu có xu hướng giảm rõ rệt cho thấy công ty có chính sách thu hồi các khoản phải thu rất hiệu quả. Để có được kết quả này, công ty đã bỏ ra một lượng chi phí lớn để thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán, từ đó khuyến khích khách hàng thanh toán nợ sớm, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, kịp thời phục vụ cho quá trình sản xuất.

Khoản mục hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng theo thời gian cho thấy chính sách quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tính chất mùa vụ nhưng đó thường vào giai đoạn giữa năm, do đó tình trạng lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều tại thời điểm cuối mỗi năm sẽ khiến cho hàng hóa ứ đọng trong khi chi phí lưu kho, bảo quản số nguyên vật liệu thuốc ngày càng tăng lên. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chính sách marketing chưa phát huy hết hiệu quả của nó và việc dự báo kế hoạch vật tư cho chu kì sản xuất kinh doanh không chuẩn xác.

Số lượng tài sản ngắn hạn khác chờ xử lý của công ty giảm dần trong 3 năm cho thấy công ty cũng đã chú trọng đến chiến lược quản lý tài sản lưu động, không để tình trạng dư thừa quá nhiều số tài sản chưa xử lý được.

Với đặc thù là công ty sản xuất, hàng năm công ty chi một khoản tiền lớn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách mua thêm các thiết bị máy móc mới, thay thế những máy móc đã lỗi thời và hoạt động không hiệu quả. Do đó, khoản mục TSCĐ của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Tổng giá trị tài sản của công ty tăng lên rõ rệt, năm

2007 tăng 82,52 % so với năm 2006 và năm 2008 tăng 61,67% so với năm 2007. Trong đó, TSCĐ năm 2007 tăng 17,18% và năm 2008 tăng 15,75%.

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng tài sản

Đơn vị: %

Năm

Khoản mục 2006 2007 2008

Tài sản ngắn hạn 16,86 102,46 71,21

Tiền và các khoản tương đương tiền 32,42 96,03 101,13

Phải thu khách hàng 47,06 -18,56 -15,21

Hàng tồn kho 164,22 112,03 62,41

Tài sản dài hạn 16,85 35,15 27,73

Tài sản cố định 19,24 17,18 15,75

Tổng tài sản 98,56 82,52 61,67

Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I

Trong phần nguồn vốn, công ty không tiến hành phân tích tất cả các chỉ tiêu trong bảng CĐKT mà chỉ đi sâu vào một số chỉ tiêu chính nhằm xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý và tối ưu nhất. Khoản mục “Nợ phải trả” giảm dần theo thời gian vừa là dấu hiệu tốt và không tốt đối với công ty. Dấu hiệu tốt chính là khả năng huy động vốn từ chính nguồn vốn chủ sở hữu là khá tốt, cho nên công ty không cần sử dụng quá nhiều các khoản nợ để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó giảm bớt nghĩa vụ phải trả các khoản nợ cho công ty, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Nhưng dấu hiệu không tốt là công ty chưa biết phát huy thế mạnh của việc sử dụng các đòn bẩy tài chính, tức là phát huy ưu điểm của việc sử dụng nợ.

Trong các khoản vay nợ phục vụ cho quá trình kinh doanh, công ty không sử dụng các khoản vay nợ dài hạn mà chỉ sử dụng các khoản vay ngắn hạn trong khi lãi suất vay dài hạn tương đối thấp. Do đó, trong thời gian tới, nếu công ty biết tận dụng ưu thế của các khoản vay dài hạn thì sẽ góp phần giảm số thuế thu nhập mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước.

Khoản mục “Phải trả người bán” không ngừng giảm qua các năm cho thấy khả năng thanh toán của công ty cũng được cải thiện một cách đáng kể, công ty không chiếm dụng quá nhiều các khoản vốn của người bán. Qua đó, công ty sẽ tạo lòng tin cho nhà cung cấp, đảm bảo nguồn nguyên liệu được cung cấp kịp thời. Không chỉ thế, khoản mục mục “Phải trả công nhân viên” cũng giảm dần cho thấy công ty đang thực hiện tốt chính sách trả lương cho người lao động, đó chính là đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động tích cực cống hiến tài năng cho doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu tăng dần tuy với tốc độ tăng giảm dần nhưng điều đó cũng dễ giải thích bởi lẽ nền kinh tế đang bị khủng hoảng trên toàn cầu, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do đó, việc công ty tiếp tục tăng nguồn vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản xuất kinh doanh cho thấy tiềm năng về tài chính cũng như khả năng độc lập về tài chính của công ty tương đối tốt.

Công ty cũng không ngừng chăm lo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm, công ty luôn trích một phần lợi nhuận thành lập các quỹ phát triển sản xuất kinh doanh và quỹ dự phòng tài chính để đầu tư cho quá trình nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp mới trong kinh doanh và dự phòng rủi ro về mặt tài chính có thể xảy ra.

Có thể mô tả sự thay đổi của các chỉ tiêu trên như sau:

Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Đơn vị: % Năm Khoản mục 2006 2007 2008 Nợ phải trả 34,49 -7,07 -23,34 1. Nợ ngắn hạn 34,49 -7,07 -23,34 2. Phải trả người bán -4,11 -179,70 -68,35

3. Thuế và các khoản phải trả Nhà nước -623,89 235,98 -63,70

Vốn chủ sở hữu 39,73 131,35 77,15

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 78,24 140,93 84,76

2. Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh 32,24 28,58 19,03

3. Quỹ dự phòng tài chính -5,76 -6,57 0,15

4. Lãi chưa phân phối 50,09 241,92 61,12

5. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 86,43 72,99 53,59

Tổng nguồn vốn 98,56 82,52 61,67

Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w