Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I (Trang 25 - 27)

Khả năng thanh toán là một thuật ngữ tài chính - kế toán dùng để so sánh giữa tài sản và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có khả năng thanh toán cao khi lượng tài sản của doanh nghiệp lớn hơn số nợ mà doanh nghiệp phải trả. Do đó cũng có thể đo lường khả năng thanh toán bằng cách so sánh tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

Việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp không chỉ hữu ích đối với các chủ nợ mà còn hữu dụng đối với các nhà quản lý của doang nghiệp, bởi lẽ nhờ quá trình phân tích này mà các nhà quản trị tài chính biết được khả năng chi trả của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với tình hình tài chính doanh nghiệp.

Các tỷ số khả năng thanh toán bao gồm: - Khả năng thanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Trong đó, tài sản ngắn hạn thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi thành tiền, các khoản phải thu và dự trữ. Còn nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác,…

Thông thường, tỷ số này bằng một là đạt trạng thái cân bằng, bởi lẽ khi đó, toàn bộ tài sản ngắn hạn tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn. Còn nếu tỷ số này quá cao thì lại là dấu hiệu không tốt vì doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn nhu cầu ngắn hạn. Do đó, các nhà quản lý phải phân bổ vốn một cách hợp lý, tránh lãng phí tài sản của mình.

- Khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn - Dự trữ - Tài sản ngắn hạn khác Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng vốn nhanh

=

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Trong đó, tài sản có khả năng quay vòng vốn nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển

đổi thành tiền, bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu. Tỷ số này phản ánh khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phị thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho). Nhìn chung, tỷ số này cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn một cách hiệu quả hay chưa mà phải tùy thuộc vào điều kiện kinh doang của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán tức thời

Tiền và các tài sản tương đương tiền+các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Tỷ số này là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn một tỷ số nữa mà các nhà phân tích cũng sử dụng, đó là tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng. Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm trong vốn lưu động ròng. Nếu tỷ số này quá cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì cũng không đánh giá được về tình hình thanh toán của doanh nghiệp vì nếu là doanh nghiệp kinh doanh mùa vụ, và quá trình phân tích đúng vào thời điểm doanh nghiệp đang tích trữ nguyên, nhiên vật liệu thì cũng không thể kết luận doanh nghiệp đang dự trữ quá mức.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w