II Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành
4.1.1. Một số nết chung về thanhtoán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội.
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội
4.1.1. Một số nết chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội. hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là một trong bốn định hướng chính củ ban lãnh đạo ngân hàng Nhà nước đề ra cho ngành. Thực hiện chủ trương đó trong lĩnh vực thanh toán đã được những kết quả to lớn và rất cơ bản. Việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống thanh toán, kế toán phương thức thủ công lạc hậu công tác điện tử tin học đã từng bước hội nhập với các hoạt động của các tổ chức tài chính – tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự nghiệp đổi mới hoạt động ngân hàng trong những năm qua. Tuy nhiên so với nhu cầu của công cuộc đổi mới thì ta không thể thoả mãn với những gì đã đạt được mà phải tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ, đẩy nhanh tốc độ hiện dại hoá công nghệ ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của ngành ngân hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội đã nhanh chóng đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh của mình về nội dung, hình thức cũng như phong cách phục vụ. Một trong những đổi mới quan trọng trong khâu thanh toán, bằng việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhanh chóng triển khai ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng nói chung vào công tác thanh toán nói riêng làm đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đảm bảo an toàn chính xác, tiện lợi, nhờ có ứng dụng công nghệ tin học
thông tin đã chấm dứt được tình trạng ách tắc trong thanh toán, không những thế còn giảm được thời gian thanh toán một cách tối đa, thông qua việc thanh toán qua mạng vi tính nối mạng trong nội bộ chi nhánh và toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Những năm gần đay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội đã tiến hành công tác thanh toán liên hàng trực tiếp bằng hệ thống thông tin riêng trên mạng máy vi tính, thực hiện quyết toán liên hàng hàng ngày. Vì vậy trong những năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt đó là việc luân chuyển các dòng vốn qua ngân hàng nhanh hơn không gây ứ đọng vốn, ngoài ra Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội còn đảm bảo mức dự trữ hợp lý để thanh toán chi trả cho khách hàng đúng yêu cầu mà khách hàng cần. Hơn thế nữa còn giải phóng được lao động thủ công, đào tạo được đội ngũ cán bộ thanh toán về nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc nhanh chóng do đó làm thay đổi căn bản về chất trong hoạt động kế toán ngân hàng cũng như bộ mặt hoạt động ngân hàng. Để đánh giá được thành tựu trong công tác thanh toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua, ta có thể mô tả tình hình thanh toán của ngân hàng trong 03 năm qua 2005, 2006, 2007.
Bảng 04: Tình hình thanh toán tại ngân hàng ĐT & PT Việt Nam - chi nhánh Quang Trung - Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Chênh lệch 06/05 Số tiền % Chênh lệch 07/06 Số tiền % Số tiền % Thanh toán không dùng tiền mặt 1.924.479 58,8 2.640.255 63,6 715.578 37,2 3.032.052 69,5 391.797 14,84 Thanh toán bằng tiền mặt 1.348.457 41,2 2.470.577 36,4 1.122.120 83,2 2.044.099 30,5 -426.478 -17,26 Tổng doanh số thanh toán 3.272.954 100 5.110.832 100 1.837.878 56,2 5.076.151 100 -34.681 -1,89
(Nguồn: Báo cáo thanh toán không dùng tiền mặt năm 2005, 2006, 2007 của ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Quang Trung)
Biểu đồ thanh toán chung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội
Qua số liệu cho ta thấy công tác TTKDTM tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội ngày một tăng cả về số món và số tiền.
Qua bảng só liệu 03 cho thấy tỷ trọng doanh số TTKDTM trên tổng doanh số thanh toán có xu hướng ngày càng tăng: từ 58,8% năm 2005 lên 63,6% năm
2006 và 96,5% năm 2007. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã bước đầu thành công trong việc mở rộng TTKDTM, ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích sử dụng các hình thức TTKDTM.
Tuy nhiên cũng phải thấy tỷ trọng này mặc dù có xu hướng tăng nhưng cũng chưa phải là cao so với các nước trên thế giới. Do vậy, đòi hỏi Ngân hàng cần tiếp tục các biện pháp tích cực hơn để mở rộng TTKDTM.