Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số Tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) A. NỢ PHẢI TRẢ 615,081,887,503 97.7 805,680,098,562 98.3 878,314,623,479 86.9 190,598,211,059 31.0 263,232,735,976 42.8 72,634,524,917 9.0
I. Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 40.4 443,833,832,541 54.2 413,616,569,122 40.9 189,720,533,913 74.7 159,503,270,494 62.8 -30,217,263,419 -6.8 1. Vay và nợ ngắn hạn 141,318,974,381 22.4 228,556,039,168 27.9 236,882,835,182 23.4 87,237,064,787 61.7 95,563,860,801 67.6 8,326,796,014 3.6 2. Phải trả người bán 69,973,864,655 11.1 109,348,094,990 13.3 72,141,772,555 7.1 39,374,230,335 56.3 2,167,907,900 3.1 -37,206,322,435 -34.0 3. Người mua trả tiền trước 16,523,656,245 2.6 75,439,226,571 9.2 89,659,081,975 8.9 58,915,570,326 356.6 73,135,425,730 442.6 14,219,855,404 18.8
4. Thuế và các khoản phải nộp NN 0 0.0 72,384,036 0.0 0 0.0 72,384,036 - 0 - -72,384,036 -100.0
5. Phải trả công nhân viên 4,513,269,258 0.7 5,362,165,348 0.7 4,000,088,927 0.4 848,896,090 18.8 -513,180,331 -11.4 -1,362,076,421 -25.4 6. Chi phí phải trả 646,933,029 0.1 19,413,987,935 2.4 330,382,933 0.0 18,767,054,906 2900.9 -316,550,096 -48.9 -19,083,605,002 -98.3 7. Phải trả nội bộ 6,796,652,870 1.1 1,624,968,216 0.2 0 0.0 -5,171,684,654 -76.1 -6,796,652,870 -100.0 -1,624,968,216 -100.0 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 14,339,948,190 2.3 4,016,966,277 0.5 10,602,407,550 1.0 -10,322,981,913 -72.0 -3,737,540,640 -26.1 6,585,441,273 163.9
II. Nợ dài hạn 360,968,588,875 57.3 361,846,266,021 44.2 464,698,054,357 46.0 877,677,146 0.2 103,729,465,482 28.7 102,851,788,336 28.4 1. Phải trả dài hạn khác 0 0.0 790,000,000 0.1 6,129,486,670 0.6 790,000,000 - 6,129,486,670 - 5,339,486,670 675.9 2. Vay và nợ dài hạn 360,968,588,875 57.3 360,796,177,221 44.0 458,308,478,887 45.3 -172,411,654 0.0 97,339,890,012 27.0 97,512,301,666 27.0 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0.0 260,088,800 0.0 260,088,800 0.0 260,088,800 - 260,088,800 - 0 0.0 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 14,534,803,458 2.309 13,877,155,982 1.693 132,427,020,590 13.102 -657,647,476 -4.5 117,892,217,132 811.1 118,549,864,608 854.3 I. Vốn chủ sở hữu 14,508,522,244 2.304 13,857,730,340 1.691 132,473,576,300 13.107 -650,791,904 -4.5 117,965,054,056 813.1 118,615,845,960 856.0 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 13,500,000,000 2.144 13,500,000,000 1.647 100,000,000,000 9.894 0 0.0 86,500,000,000 640.7 86,500,000,000 640.7
- Ngân sách 0 0.000 0 0.000 51,000,000,000 5.046 0 - 51,000,000,000 - 51,000,000,000 -
- Tự bổ sung 13,500,000,000 2.144 13,500,000,000 1.647 49,000,000,000 4.848 0 0.0 35,500,000,000 263.0 35,500,000,000 263.0
2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0.000 0 0.000 24,250,520,121 2.399 0 - 24,250,520,121 - 24,250,520,121 -
3. Quỹ đầu tư phát triển 856,924,531 0.136 215,684,318 0.026 0 0.000 -641,240,213 -74.8 -856,924,531 -100.0 -215,684,318 -100.0 4. Quỹ dự phòng tài chính 32,070,335 0.005 22,518,644 0.003 0 0.000 -9,551,691 -29.8 -32,070,335 -100.0 -22,518,644 -100.0 5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 119,527,378 0.019 119,527,378 0.015 0 0.000 0 0.0 -119,527,378 -100.0 -119,527,378 -100.0
6. Lợi nhuận chưa phân phối 0 0.000 0 0.000 8,223,056,179 0.814 0 - 8,223,056,179 - 8,223,056,179 -
II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 26,281,214
0.005 19,425,642 0.002 (46,555,710) -0.005 -6,855,572 -26.1 -72,836,924 -277.1 -65,981,352 -339.7 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 26,281,214 0.005
19,425,642 0.002 (46,555,710) -0.005 -6,855,572 -26.1 -72,836,924 -277.1 -65,981,352 -339.7 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 629,616,690,961 100.0 819,557,254,544 100.0 1,010,741,644,069 100.0 189,940,563,583 30.2 381,124,953,108 60.5 191,184,389,525 23.3 Đơn vị tính: đồng
Nhìn vào bảng đánh giá tình hình biến động nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Nợ phải trả so với tổng nguồn vốn năm 2006 là 97.7%, năm 2007 là 98.3% và năm 2008 là 86.9%. Trong nợ phải trả của công ty thì khoản vay và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản mục vay và nợ dài hạn năm 2006 là 57.3%, năm 2007 là 44%, năm 2008 là 45.3% so với tổng nguồn vốn. Tiếp đến là khoản mục vay và nợ ngắn hạn. Khoản mục này so với tổng nguồn vốn năm 2006 là 22.4%, năm 2007 là 27.9%, năm 2008 là 23.4%. Các khoản mục phải trả khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Chứng tỏ nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn đi vay, vốn chủ chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2007 nợ phải trả của công ty tăng 190,598 triệu đồng, tốc độ tăng 31% so với năm 2006. Năm 2008 nợ phải trả của công ty tăng 72,634 triệu đồng, tốc độ tăng 9% so với năm 2007. Trong khi đó, xem xét cơ cấu tài sản (bảng1) ta thấy khoản phải thu so với tổng tài sản (=tổng nguồn vốn) năm 2006 là 7.4%, năm 2007 là 16.1%, năm 2008 là 9.1%. Như vậy, tỷ lệ nguồn vốn mà công ty đi chiếm dụng của các doanh nghiệp khác là lớn hơn rất nhiều so với khoản mà doanh nghiệp khác chiếm dụng của công ty. Mặc dù năm 2008 tỷ lệ nợ đã được cải thiện nhưng tỷ lệ nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao. Điều này dẫn đến giảm khả năng tự chủ trong việc sử dụng vốn của công ty. Trong khi đó tỷ lệ nợ so với tổng nguồn vốn của ngành xây dựng là 76.8% (theo Vndriect.com.vn). Do đó công ty cần có biện pháp giảm nợ để có cơ cấu nguồn vốn phù hợp với ngành xây dựng. Trong nợ phải trả, tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khá đồng đều. Nợ dài hạn năm 2007 không tăng so với năm 2006. Đến năm 2008 nợ dài hạn tăng 102,851 triệu đồng, tốc độ tăng 28.4% so với năm 2007. Điều này là do năm 2008 công ty vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong 2 năm 2006 và 2007 nợ dài hạn không đủ tài trợ cho
TSDH của công ty. Nhưng đến năm 2008 nguồn vốn vay dài hạn tăng lên phần nào đã đủ tài trợ cho TSDH.
Nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 tăng 189,720 triệu đồng, tốc độ tăng 74.7% so với năm 2006. Đến năm 2008 nợ ngắn hạn giảm 30,217 triệu đồng, tốc độ giảm 6.8% so với năm 2007. Nợ ngắn hạn tăng chứng tỏ công ty có uy tín đối với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng… Trong đó khoản mục người mua trả tiền trước tăng mạnh. Năm 2007 tăng 58,915 triệu đồng, tốc độ tăng 356.6% so với năm 2006, Năm 2008 tăng 14,219 triệu đồng, tốc độ tăng 18.8% so với năm 2007. Khoản người mua trả trước tăng cao chứng tỏ lượng vốn công ty đi chiếm dụng của các doanh nghiệp khác khá lớn. Điều này cũng cho thấy uy tín của công ty đối với khách hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên đây lại là một khoản đảm bảo cho hoạt động bán hàng của công ty. Do đó công ty cần xem xét chính sách thanh toán với khách hàng để vừa đảm bảo thu được tiền từ khách hàng vừa giữ được khách hàng. Khoản mục vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Năm 2007 tăng 87,237 triệu đồng, tốc độ tăng 61.7% so với năm 2006, năm 2008 tăng 8,326 triệu đồng, tốc độ tăng 3.6% so với năm 2007. Vay và nợ ngắn hạn tăng là do công ty dùng các khoản vay này tài trợ cho TSNH. Như vậy là khá hợp lý. Khoản phải trả nội bộ giảm dần, đến năm 2008 thì bằng 0. Điều này là do công ty cổ phần LILMA Hà Nội đã dần dần hoạt động độc lập với tổng công ty LILAMA.
Vốn chủ sở hữu chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Năm 2006 và 2007 vốn góp của chủ sở hữu là 13,500 triệu đồng. Đến năm 2008 nguồn vốn này tăng lên đạt 100,000 triệu đồng chiếm 9.9% so với tổng nguồn vốn. Năm 2008 công ty tiến hành cổ phần hóa, trong đó vốn Nhà nước chiếm 51%, vốn tự có của công ty chiếm 49%. Do đó năm 2008 có thêm khoản mục thặng dư vốn cổ phần, đấy chính là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu phát hành ra và mệnh giá của cổ phiếu đó. Năm 2008 lợi nhuận chưa được
phân phối cho các quỹ cũng như đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là do công ty vừa cổ phần hóa nên chính sách phân phối lợi nhuận còn nhiều thay đổi.
Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì thể để thấy rõ mức độ tự chủ về vốn của công ty ta đi phân tích thêm một số chỉ tiêu như: Hệ số tài trợ, Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn. Ta có bảng phân tích dưới đây:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng nguồn vốn (1) 629,616,690,961 819,557,254,544 1,010,741,644,069 Nợ phải trả (2) 615,081,887,503 805,680,098,562 878,314,623,479 Vốn chủ sở hữu (3) 14,534,803,458 13,877,155,982 132,427,020,590 Hệ số tài trợ (4=3/1) 0.023 0.017 0.131 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu (5=2/3) 42.318 58.058 6.632 Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn (6=2/1) 0.977 0.983 0.869
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy Hệ số tài trợ của công ty thấp. Trong khi đó Hệ số nợ so với nguồn vốn và Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu lớn. Điều này cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Đến năm 2008 Hệ số nợ so với vốn chủ gấp 6.632 lần. Chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn đã có sự biến đổi tích cực, công ty đã tự chủ về tình hình tài chính của mình hơn. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao, nguy cơ mất khả năng thanh toán của công ty còn rất lớn. Hệ số nợ tăng cao không phải do tình hình tài chính của công ty xấu đi mà do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn tự có và nguồn vốn do Nhà nước cấp lại quá ít. Do đó công ty phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Đây là khó khăn chung của các công ty trong tổng công ty LILIMA. Năm 2008 công ty tiến hành cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động vốn từ trong dân cư. Đây là một kênh huy động vốn mới, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Nguồn vốn của công ty ngày càng tăng chứng tỏ khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn. Sự gia tăng này một phần là do tăng nợ ngắn hạn, một phần là do cổ phần hóa tăng vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự biến động nhưng không đáng kể. Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn. Việc sử dụng nhiều vốn vay sẽ làm tăng số lãi vay công ty phải trả, ảnh hưởng tới mức độ độc lập tài chính và rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải là rất lớn. Công ty cần tăng cường huy động vốn từ nguồn tự có, giảm bớt gánh nặng nợ vay nhằm bảo đảm tình hình tài chính của công ty được ổn định, vững mạnh, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.
Không dừng lại ở việc đánh giá tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty, chúng ta đi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Ta có bảng phân tích sau:
Khóa luận tốt nghiệp 58
Bảng 3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.