1. 3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng
3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án
Trên cơ sở quy trình thẩm định tài chính dự án do ngân hàng Nhà nước quy định, ngân hàng công thương Việt Nam cũng đã ban hành sổ tay tín dụng trong đó quy định rõ về quy trình thẩm định tài chính dự án để áp dụng chung cho toàn hệ thống. Tuy nhiên nội dung quy trình thẩm định còn mang tính chất hướng dẫn chung, chưa thẩm định một cách chi tiết và cụ thể, mới chỉ nêu ra các nội dung cần thẩm định, các chỉ tiêu cần tính toán mà chưa có quy định cụ thể về cách thức đánh giá, nhận xét về các nội dung, chỉ tiêu này để ra quyết định cuối cùng của công tác thẩm định tài chính dự án mà chủ yếu dựa vào nguyên tắc khi sử dụng các chỉ tiêu tài chính này. Vì vậy, khi thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định và ngân hàng cần chú ý hoàn thiện trên các khía cạnh sau đây:
3.2.3.1.Thẩm định tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án.
* Tổng vốn đầu tư: Đây là chỉ tiêu mà các ngân hàng thường không xác định kỹ, việc thẩm định đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác định cụ thể vốn đầu tư và các chi phí liên quan, tránh tình trạng thừa vốn hay thiếu vốn. Muốn vậy các cán bộ thẩm định phải tích cực tìm hiểu thị trường, căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của các ngành, các đơn giá cuả nhà nước hay qua việc nghiên cứu mức độ hiện đại của công nghệ, tình hình giá cả trong và ngoài nước... Bên cạnh đó cần tích cực tìm hiểu, lưu trữ các thông tin của các dự án điển hình trong cả nước làm cơ sở cho việc kiểm tra, thẩm định tổng mức vốn đầu tư. Trong một số truờng hợp, ngân hàng có thể thuê cơ quan tư vấn nếu cần thiết. Đối với các dự án mua sắm các thiết bị phụ tùng, cán bộ thẩm định cần phải nắm vững những thông tin về giá cả, dịch vụ sau khi mua... Đối với các dự án xây dựng, đặc biệt các dự án có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, ngoài việc tính toán các chi phí liên quan còn phải tính đến yếu tố lạm phát, tỉ giá... Không ít
những dự án gặp phải khó khăn về tiến độ thi công do giá vất liệu tăng mà trước đó khi thẩm định không tính toán đến. Ngoài ra ngân hàng cần quan tâm đến tiến độ bỏ vốn đầu tư.
* Chi phí:
Việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh phải được tham khảo quy định của bộ tài chính, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp và trên thị trường. Các loại chi phí như: chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động, chi phí thuê đất, chi phí thuê chuyên gia... Không nên chấp nhận mặc nhiên cách tính toán của doanh nghiệp hay tuỳ tiện tăng lên để an toàn. Đối với các dự án của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó , các cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu các dự án và doanh nghiệp mới hoàn toàn, các chỉ tiêu của các doanh nghiệp tương tự cũng là những tham khảo tốt. Còn những chi phí như thuê mua cửa hàng, chi phí thuê chuyên gia, các chi phí mang tính chất thị trường thì cán bộ nên tham khảo trên thị trường.
Xuất phát từ thực tế, các chủ đầu tư do mong muốn có được quyết định nhận tài trợ của ngân hàng, mặt khác họ đoán được tâm lý ngân hàng hay quan tâm đến các chỉ số NPV, IRR, nguồn trả nợ nên họ thường tính chi phí mua máy móc thiết bị cao, do đó KHCB cao hơn thực tế. Doanh nghiệp vừa giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp vừa có nguồn trả nợ từ khấu hao cao mà các con số này thì không chính xác. Do đó khi thẩm định, ngân hàng cần xem xét kỹ để đảm bảo tính chính xác cảu các chi phí này. Ngân hàng cần nhận thức rằng khấu hao cơ bản không phải là nguồn trả nợ sẵn có mà nó chỉ là con số trên sổ sách, và không có ý nghĩa khi đự án không khả thi.
* Doanh thu:
Muốn tính chính xác doanh thu của dự án, cán bộ thẩm định cần phải xác định được xu hướng biến động của từng yếu tố, đặc biệt là yếu tố thị trường như: sự bảo đảm nguồn cung cấp, nguồn tiêu thụ, các sản phẩm
cùng loại, giá bán, khả năng cạnh tranh của sản phẩm... Để xác định chính xác các yếu tố trên, ngân hàng cần thẩm định tốt thị trường về các mặt như quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, cung cầu các sản phẩm mà dự án dự định sản xuất, đối tượng tiêu thụ sản phẩm, phương thức tiêu thụ sản phẩm.. Tình hình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như thị phần, phân tích thế mạnh so với sản phẩm cùng loại, đánh giá về khối lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ, vòng đời của sản phẩm, đánh giá xu hướng giá cả của sản phẩm khi giá nguyên vật liêu thay đổi, sự thay đổi của sản phẩm thay thế... Ngoài ra, xét đến công nghệ của dự án, vấn đề đặt ra của dự án là phải có công nghệ tối ưu, không bắt buộc phải là công nghệ hiện đại nhất, tiên tiến nhất mà là công nghệ phù hợp với trình độ và năng lực của công nhân vì trình độ của công nhân chưa cao, chưa sử dụng được hết công suất của công nghệ hiện đại. Như vậy sẽ lãng phí, giá thành sẽ phải nâng lên vì đầu tư lớn, tiêu thụ khó khăn vì giá thành cao.
3.2.3.2.Xác định lãi suất chiết khấu và thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án
* Lãi suất chiết khấu là yếu tố quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, PI, PP... Vì vậy ngân hàng cần xác định một mức lãi suất chiết khấu hợp lý cho từng dự án.
Với một dự án đầu tư có thể có nhiều nguồn huy động vốn khác nhau vào các thời điểm khác nhau với các mức lãi suất khác nhau nên việc áp dụng một tỷ suất chiết khấu hợp lý sẽ đánh giá được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn,ngược lại. Tuy nhiên khi ngân hàng xác định tỷ suất chiết khấu hợp lý cho dự án cần bảo đảm: bù đắp được rủi ro của dự án , phản ánh được chi phí sử dụng vốn, phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của dự án và tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư của dự án, mức độ rủi ro của ngành...
Để nâng cao mức độ chính xác của lãi suất chiết khấu thì khi thẩm định tài chính dự án ngân hàng cần xem xét các mức lãi suất chiết khấu khác
như: lãi suất cho vay trung_ dài hạn trên thị trường trong nước và thế giới, mức sinh lời bình quân của nghành...
* Thẩm định dòng tiền của dự án:
Dòng tiền của dự án là cơ sở để cả ngân hàng và chủ dự án xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Vì vậy cần xác định chính xác dòng tiền ròng hàng năm của dự án.
Dòng tiền tại thời điểm bỏ vốn đầu tư (CF0): CF0 = - Tổng vốn đầu tư .
Dòng tiền ròng ở cuối mỗi năm thực hiện dự án ( trừ năm cuối): NCFt = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay.
thanh lý TSCĐ) và giá trị thu hồi của TSLĐ ròng của dự án. * Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
Khi ngân hàng thẩm định tài chính dự án thì cán bộ thẩm định cần xem - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR > lãi suất ngân hàng.
- Thu nhập hiện tại thuần NPV > 0.
- Thời gian hoàn vốn không nên kéo dài quá 10 năm( trừ một số trường hợp đặc biệt có thể chấp nhận được).
- Điểm hoà vốn trên doanh thu của dự án không nên vượt qua 70%.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng, mỗi dự án đều có những đặc điểm và hoàn cảnh thực hiện riêng. Nếu ngân hàng chỉ sử dụng riêng lẻ một vài chỉ tiêu để thẩm định thì không thể đánh giá chính xác được hiệu quả của dự án đặc biệt là những dự án có NPV cao nhưng IRR lại thấp hơn lãi suất cho vay cùng kỳ hạn của ngân hàng hay mức sinh lời trên vốn đầu tư bỏ ra lại thấp...Vì vậy ngân hàng nên lựa chọn và kết hợp một số chỉ tiêu tài chính thích hợp để đánh giá dự án.
* Đánh giá khấu hao và khả năng trả nợ của dự án:
Điều ngân hàng đặt lên qua tâm hàng đầu khi thẩm định tài chính của dự án là ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu nợ gốc và lãi mỗi năm? nguồn
trả nợ được lấy từ đâu? sau bao lâu thì ngân hàng thu hồi đủ vốn đã đầu tư? Nguồn trả nợ của dự án = % Khấu hao TSCĐ trích lại để trả nợ
+ % Lợi nhuận sau thuế
hàng năm trích để trả nợ
+ Nguồn
khá c Trong cơ cấu nguồn trả nợ của dự án, ngân hàng cần quan tâm đến hai nguồn tài chính quan trọng của dự án là khấu hao TSCĐ và lợi nhuận sau thuế.
Khấu hao TSCĐ: Đây là nguồn trả nợ quan trọng nhất từ dự án, tuy nhiên việc tính khấu hao phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động và vòng đời của dự án.. Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ, chủ dự án thường lựa chọn phương pháp tính khấu hao nhanh( khấu hao luỹ thoái, khấu hao theo tỷ lệ giảm dần...) để tăng nguồn trả nợ, rút ngắn thời gian trả nợ, tăng chi phí để giảm thuế thu nhập phải nộp hàng năm. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng phương pháp và tỷ lệ tính khấu hao TSCĐ theo đúng chế độ kế toán để đảm bảo thu hồi vốn của chủ đầu tư cũng như đảm bảo khả năng sinh lời và trả nợ của dự án.
Lợi nhuận sau thuế: Thông thường ngân hàng tính trích 30 đến 50% lợi nhuận sau thuế của dự án để hình thành nguồn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên trong những năm đầu tư hoạt động của dự án thì ngân hàng thường chỉ tính trích % Khấu hao TCSĐ hàng năm để trả nợ ngân hàng vì trong những năm đầu tư hoạt động của dự án, lợi nhuận thường rất nhỏ thậm chí là thua lỗ.
Sau khi tính được nguồn trả nợ cho dự án thì ngân hàng lập bảng cân đối trả nợ trung_dài hạn ngân hàng theo mẫu sau:
giải
1 Nguồn trả nợ:
- %Khấu hao cơ bản. - %Lợi nhuận sau thuế. - Nguồn bổ sung
2 Dự kiến trả nợ hàng năm.
3 Cân đối