1. 3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng
3.2.2.1. Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng
Hiện nay, ngoài ngoài những hồ sơ tài liệu do chính doanh nghiệp gửi lên với mục đích vay vốn, cán bộ thẩm định còn có những cuộc gặp gỡ với khách hàng, trực tiếp đến cơ sở của họ. Song để có thể thu được thông tin chính xác và hiệu quả nhất, ngân hàng cần thực hiện một số công việc sau: - Tổ chức những buổi nói chuyện, trao đổi trực tiếp với khách hàng. Nhờ đó
ngân hàng có thể thu thập được những thông tin không có trong hồ sơ vay vốn, cán bộ thẩm định cũng có cơ hội yêu cầu chủ đầu tư giải thích những vưỡng mắc, không rõ ràng hoặc có mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn.
- Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn bằng cách gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với cán bộ nhân viên doanh nghiệp đó, tham quan cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc, xem xét thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra ngân hàng còn có thể thu thập thông tin từ doanh nghiệp thông qua các cơ sở hữu quan, các ngân hàng khác mà
doanh nghiệp có quan hệ, các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp và qua sự khảo sát trên thị trường.
- Bên cạnh đó, giữa các NHTM cần hình thành mối quan hệ về thẩm định với nhau để khai thác thông tin được thuận lợi, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án.
- Mặc dù ngân hàng có thể thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn bằng nhiều nguồn khác nhau song nguồn thông tin đầy đủ, chính xác nhất là mối quan hệ bạn hàng lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng. Để làm được điều này, ngân hàng cần phải chủ động tạo ra niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng như: Sự ưu đãi lãi suất, điều kiện vay vốn, tiến hành tổ chức hội nghị khách hàng để có những khen thưởng thích đáng đối với những khách hàng lâu năm.
3.2.2.2.Thiết lập một hệ thống thu thập và lưu trữ thông tin.
Trong thời gian tới, ngân hàng ngân hàng cần mở thêm phòng thông tin và phòng ngừa rủi ro đáp ứng nhu cầu thông tin cho toàn hệ thống nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng. Nguồn thông tin không chỉ từ báo chí, văn bản pháp quy như hiện nay mà còn có thể khai thác từ nhiều nguồn, đồng thời xây dựng một bộ phânj chuyên nghiên cứu, dự báo thông tin phục vụ trực tiếp chi nhánh. Hệ thống này có thể thực hiện dự trữ dữ liệu bằng các phần mềm tin học đủ mạnh.
Giữa các phòng ban với nhau cần có hệ thống thông tin đa chiều: đặc biệt giữa các phòng nguồn vốn, kế toán, kinh doanh và phòng thông tin. Khi một khách hàng đến vay vốn tại chi nhánh thì tài khoản và tất cả những khoản thanh toán qua ngân hàng đều được theo dõi thường xuyên bởi phòng kế toán. Song cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng lại giao dịch trực tiếp với khách hàng cũng cần nắm được thông tin này. Cán bộ thẩm định phải coi trung tâm thng tin của chi nhánh là một nguồn đáng tin cậy, có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của họ. Để làm được điều này thì
phòn thông tin phải chủ động trong công tác khai thác thông tin về khách hàng từ rất nhiều nguồn như trên internet và trên thị trường.