1 Giải pháp từ phía Công ty

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX. (Trang 60 - 64)

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA DOANH

3.3. 1 Giải pháp từ phía Công ty

 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường EU Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU:

- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam. - Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại...

 Hoàn thiện tổ chức bộ máy điều hành, quản lý trong công ty.

Trước hết phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kinh doanh xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ kiến thức, am hiểu thực tiễn cao. Do đó Công ty phải có phương án đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong kinh doanh xuất khẩu. Công ty cần đầu tư kinh phí cho nhân viên đi học các chương trình về kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, lớp đào tạo marketing xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doan quốc tế,... Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm có mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu

 Khai thác nguồn hàng xuất khẩu.

Hoạt động này hiện tại Công ty còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Công ty tuy đã thiết lập được mạng lưới thu mua hàng, nhưng mạng lưới này hoạt

động chưa hiệu quả, nên nguồn hàng cung cấp cho Công ty gặp bấp bênh. Chất lượng hàng nông sản thu mua chất lượng không cao do việc kiểm tra chất lượng khi thu mua thực hiện không nghiêm túc. Thực hiện bảo quản và sơ chế sau thu mua chưa hợp lý. Do đó Công ty cần cải thiện vấn đề này trong thời gian tới với một số biện pháp.

Thứ nhất là xây dựng mối quan hệ tốt với các địa phương sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Tạo mối quan hệ khăng khít với nhà sản xuất nông sản trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, nhà sản xuất nông sản trở thành nhà cung cấp nguồn hàng nông sản tin cậy của Công ty.

Thứ hai : Đề ra các biện pháp khuyến khích hoạt động thu mua đạt hiệu quả. Như thực hiện khuyến khích về tỷ lệ phần trăm hoa hồng cán bộ thu mua được hưởng nếu như cán bộ thu mua hàng nông sản có khối lượng lớn, chất lượng cao. Ngược lại cũng thực hiện biện pháp phạt, kỷ luật nghiêm túc đối với những trường hợp gian lận, thu mua hàng nông sản không đúng chất lượng mà Công ty đề ra.

Thứ ba : cải thiện hoạt động kiểm tra chất lượng nông sản. Có thể thấy rằng hoạt động này ở Công ty hiện nay không hiệu quả, cán bộ kiểm tra chất lượng thu mua còn thiếu, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra còn hạn chế, phần lớn là thiết bị kiểm tra chất lượng hàng nông sản thu mua công nghệ lạc hậu. Thị trường Châu Âu là thị trường rất khó tính về hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa được kiểm tra khắt khe ngay từ lúc hàng xuất khẩu đến biên giới của thị trường này. Đặc biệt là hàng nông sản lại được kiểm tra tương đối chặt chẽ về chất lượng, độ ẩm, độ vỡ, đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm, …Hiện tại Công ty thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU, cần cải thiện công tác kiểm tra chất lượng ngay từ khi thực hiện thu mua hàng hóa. Đồng thời đầu từ trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra chất lượng.

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản, trước hết cần nâng cao chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như vốn, kỹ thuật công nghệ,…Công ty Intimex là một công ty lớn nhưng để có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, buộc Công ty lựa chọn sản phẩm mà công ty có thế mạnh để xuất khẩu. Cụ thể là Công ty nên đầu tư xuất khẩu những nông sản chủ lực, như cà phê, hạt tiêu,…Hiện tại Công ty có các cơ sở sản xuất ở các địa phương, nhưng vấn đề là đầu tư những giây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này giúp Công ty chủ động về sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

Yếu tố khác ngoài chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, thì yếu tố giá cả tạo nên thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay giá cả hàng hóa nông sản xuất khẩu của công ty thấp hơn giá nông sản xuất khẩu nông sản công ty khác trên thị trường. Đây là lợi thế của Công ty, tuy nhiên giá thấp hơn là chưa đủ, thế mạnh lớn nhất trong cạnh tranh vẫn là chất lượng sản phẩm. Thị trường EU có mức tiêu dùng khá cao nên xuất khẩu nông sản vào thị trường này chất lượng hàng nông sản được đặt lên hàng đầu. Nhưng chất lượng hàng nông sản xuất khẩu cao, thêm vào đó giá rất cạnh tranh, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

 Nâng cao vai trò của thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu. Công ty hiện tại đã kết nối mạng Internet, giúp cho nhân viên kết nối, giao dịch với khách hàng dễ dàng bằng thư điện tử, tìm kiếm thông tin thị trường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ký kết hợp đồng và thanh toán xuất khẩu qua thư điện tử : Thư điện tử rất tiện ích trong thương mại như hiện nay. Thay vì phải soạn thảo hợp đồng bằng giấy, hai bên đối tác phải đến gặp nhau để thõa thuận để ký hợp đồng thì giờ đây được thay thế bằng thư điện tử, hai bên không cần đi đến gặp nhau

mà thõa thuận với nhau ngay tại Công ty của mình và ký hợp đồng ngay bằng thư điện tử. Sử dụng thương mại điện tử là công cụ hữu hiệu, giúp Công ty rút ngắn thời gian, giảm chi phí, tăng tính hiệu quả.Tham gia sàn giao dịch điện tử Busines to Business : Khi tham gia sàn giao dịch này giúp Công ty tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập mối quan hệ cũng như đàm phán giao dịch với đối tác dễ dàng và nhanh chóng. Thông tin trên sàn giao dịch điện tử đầy đủ, đa dạng và có tính chính xác cao. Tham gia sàn giao dịch, Công ty có cơ hội tiếp cận được khách hàng cũng như đối tác trực tiếp.

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX. (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w