2 Những hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản của

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX. (Trang 53)

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA DOANH

2.3.2 Những hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản của

Intimex.

 Lợi nhuận xuất khẩu hàng nông sản của Công ty tăng lên không đều. Lợi nhuận từ năm 2003 – 2007. Do kim ngạch xuất khẩu của Công ty chủ yếu là mặt hàng cà phê. Mặt hàng cà phê có giá cả không ổn định, cung cầu có nhiều biến động theo từng thời kỳ, từng năm. Công ty thu lợi nhuận từ mặt hàng này là chính nên chịu nhiều rủi ro.

 Chất lượng nông sản thấp : Mặc dù chất lượng nông sản xuất khẩu của Công ty có nhiều cải thiện nhưng đây vẫn là điểm yếu của Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Nguồn hàng chủ yếu của Công ty mua từ các nhà cung ứng nên chất lượng nông sản phụ thuộc vào hoạt động của các nhà cung ứng này. Quá trình sản xuất bị hạn chế về nguồn vốn và trình độ sản xuất, họ không có khả năng đầu tư trang thiết bị và công nghệ. Do đó các nhà cung ứng mới chỉ đáp ứng được hàng hóa về mặt số lượng, còn về chất lượng nông sản thì hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Vấn đề này đã ảnh hưởng đến uy tín hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Nguồn hàng và bảo quản hàng nông sản chưa hiệu quả.

Công ty có rất nhiều nguồn hàng nhưng vẫn không ổn định, vì chưa thiết lập được hệ thống cung ứng hàng hóa ổn định và chất lượng cao. Các cơ sở chi nhánh ở các tỉnh nhưng thực hiện gom hàng không đủ hàng cả về số lượng và chất lượng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Về hoạt động bảo quản hàng nông sản, vì thiếu hệ thống kho hàng đạt tiêu chuẩn cho việc dự trữ hàng

nông sản, làm giảm chất lượng sản phẩm. Không những thế nhiều khi còn bị các nhà cung ứng ép giá khi đến hạn giao hàng. Với tình thế như vậy nên Công ty thường ký hợp đồng mua nông sản trước khi thu hoạch, khi thiếu hàng Công ty gặp khó khăn trong vấn đề gom hàng. Do Công ty còn thiếu máy móc thiết bị hiện đại sản xuất hàng xuất khẩu, nên hàng nông sản xuất khẩu thô là chủ yếu, giá trị xuất khẩu thấp, khó cạnh tranh, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng giá trị xuất khẩu gia tăng không

nhiều.

 Hạn chế trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường : Hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường chưa được cải thiện nhiều, thông tin về thị trường còn nhiều hạn chế. Nguồn thông tin cung cấp cho hoạt động kinh doanh không kịp thời và đầy đủ, dẫn đến rất bị động trong những tình huống biến động của thị trường. Do thiếu thông tin nên Công ty có thể mất thời cơ, cơ hội kinh doanh cũng như né tránh rủi ro đối với kinh doanh trên thị trường. Lĩnh vực này Công ty lại thiếu đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp, do đó Công ty chưa thực hiện được hoạch định chiến lược marketing được đầy đủ, hoàn chỉnh.

 Trường hợp hạn chế cụ thể : Cà phê là mặt hàng chủ lực của Công ty nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong mấy năm qua cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tuy mặt hàng này có chất lượng tốt nhưng lại hạn chế ở khâu chế biến nên chất lượng cà phê thiếu đồng đều từ mùi hương, màu sắc, tỷ lệ hạt vỡ. Vì vậy giá cà phê của cà phê còn thấp hơn một số công ty khác trong nước và thấp hơn hẳn giá giao dịch trên thị trường thế giới từ 200 – 250 USD/ tấn. Điều này làm mất đi thị phần lớn lợi nhuận của Công ty.

2.3.3 . Nguyên nhân của những mặt hạn chế

2.3.3.1 . Nguyên nhân chủ quan

phòng ban khác nhau với trách nhiệm và nghĩa vụ rõ ràng. Tuy nhiên, trách nhiệm và quyền hạn không tương xứng, khiến cho công việc thiếu mạch lạc. Điều này khiến cho các phòng ban khó có thể liên kết nhịp nhàng với nhau, hiệu quả làm việc giảm đi. Các chính sách khen thưởng, kỷ luật của Công ty chưa phát huy hết tác dụng, không tạo động lực cho cán bộ công nhân viên nỗ lực làm việc hết mình.

 Một số lý do chủ quan đó là hiện tượng tự phát tranh mua, tranh bán mà Công ty không thể kiểm soát được hoặc việc kiểm tra thiếu kỹ càng của nhân viên Công ty.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều hạn chế, máy móc được đầu tư từ lâu nên khả năng sản xuất năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp.

 Trong thời gian qua, công ty cố gắng cải thiện hoạt động quản lý nhân lực nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ quản lý còn hạn chế. Công tác nghiên cứu thị trường, tiếp cận thị trường và dự báo thị trường chưa thực hiện tốt.

2.3.3.2 . Nguyên nhân khách quan

 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU khá nghiêm ngặt, EU đưa ra các quy định về truy xuất xuất xứ tức là mọi đầu vào tạo nên thành phẩm phải có xuất xứ rõ ràng và phải được thể hiện trên những chứng từ thuộc qui trình. Đây là những qui định gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam.

 Mặt hàng nông sản của công ty có giá cả thay đổi theo năm, do sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới theo hướng không có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Do trong giai đoạn xẩy ra nhiều dịch bệnh liên quan từ sản phẩm nông nghiệp như dịch H5N1, dịch Bò điên, ngộ độc thức ăn,…những ảnh hưởng này làm cản trở hàng hóa xuất khẩu, vì thị trường EU

hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ những nước có dịch bệnh.

 Do cạnh tranh gay gắt từ các công ty xuất khẩu hàng nông sản trong nước và trên thế giới. Đặc biệt là các công ty xuất khẩu của Trung Quốc, bởi họ có tiềm năng tài chính và lợi thế về chất lượng nông sản cũng như giá cả cạnh tranh hơn các công ty xuất khẩu Việt Nam.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY INTIMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.1 . CƠ HỘI, THÁCH ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRÊNTHỊ TRƯỜNG EU. THỊ TRƯỜNG EU.

3.1.1 . Cơ hội

 Quan hệ giữa Việt Nam – EU ngày càng phát triển.

Quan hệ giữa Việt Nam – EU chuyển sang thời kì mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế từ hai phía. Triển vọng của mối quan hệ này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường EU.

EU là đối tác rất quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Chính sách thương mại của luôn hướng tới xóa bỏ các hạn chế thương mại, giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán phát triển bằng cách kết hợp chính sách đa phương, song phương giữa Việt Nam – EU.

Thị trường EU đầy tiềm năng với dân số hơn 490 triệu người, có nhu cầu về hàng nông sản lớn thứ hai thế giới.

Thuế xuất khẩu được giảm xuống ở mức thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Tiến tới sẽ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước là thành viên liên kết khu vực. Các doanh nghiệp phải tận dụng được những ưu đãi này để thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường khả năng cạnh tranh với hàng hóa đối với các nước ngoài khu vực.

 Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng.

Với nhu cầu hàng hóa trên thị trường tăng lên, nên làm cho giá các loại hàng hóa cũng tăng theo. Nông sản cũng vậy, điều này thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên nhu cầu

hàng hóa tiêu dùng tăng lên, đòi hỏi chất lượng hàng hóa cũng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo,…Điều này thực sự là thách thức đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 . Thách thức

 Chất lượng hàng nông sản Việt Nam chưa đồng đều, quy mô còn nhỏ. Do quy mô sản xuất nông sản Việt Nam nhỏ và phân tán nên việc thu gom hàng nông sản có khối lượng lớn để xuất khẩu có chất lượng cao và đồng đều là rất khó khăn. Vì nông sản Việt Nam được trồng ở những vùng có địa lý, khí hậu khác nhau nên chất lượng nông sản ở các vùng này có chất lượng khác nhau.

 Nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của nước nhập khẩu.

Ngày nay nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường EU có xu hướng tăng lên, đòi hỏi chất lượng hàng nông sản cũng tăng. Quá trình hội nhập thương mại quốc tế, hàng rào thuế quan đã được dở bỏ nhưng EU vẫn sử dụng hàng rào phi thuế quan để hạn chế hàng nhập khẩu vào thị trường nhằm bảo vệ sản xuất trong khối. Hàng rào phi thuế quan bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, độ ẩm,…Đây là yêu cầu rất khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, do quy mô sản xuất nhỏ, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu cơ sở kỹ thuật.

 Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu.

Thông tin là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nắm thông tin về thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế và thiếu nhanh nhạy gây ra nhiều thiệt thòi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với thị trường EU rất khó tính về tiêu chuẩn hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường này.

 Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường xuất khẩu.

giá nhân công rẻ, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất hàng nông sản. Tuy nhiên do sản xuất quy mô nhỏ nên tiến hành thu mua hàng có khối lượng lớn thì rất là khó khăn cả về số lượng và chất lượng không đồng đều. Hơn nữa do các doanh nghiệp xuất khẩu còn thiếu cơ sở vật chất để bảo quản hàng, làm cho chất lượng hàng nông sản giảm sút khó có thể đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu. Trong khi đó các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia,…cũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sản xuất nông sản như chúng ta. Thêm vào đó họ lại có khoa học cộng nghệ phát triển hơn. Nông sản xuất khẩu của các nước này có lượng thô không nhiều, chất lượng cao hơn. Do đó hàng nông sản của họ đáp ứng thị trường xuất khẩu cao hơn, giá xuất khẩu cao hơn và thu được nhiều lợi nhuận.

3.1.3 . Dự báo về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU.

6 - 7 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu vào EU của ngành nông nghiệp nước ta vào năm 2010. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu... Theo Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, nên thành lập một số trung tâm thương mại (có kho ngoại quan, phòng trưng bày, giao dịch nông sản...) tại các nước EU; cần có các hình thức thưởng xuất khẩu mạnh hơn đối với mặt hàng phải cạnh tranh và đang gặp khó khăn như rau quả, chè; đồng thời mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương.

3.2 . ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU.

3.2.1. Phương hướng xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới.

Công ty xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm tới. Công ty tập trung vào đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng cà phê, tiêu,

chè, điều, bột sắn,…

Trước xu thế xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU như hiện nay, Công ty Intimex đầu tư mạnh hơn cho xuất khẩu vào các mặt hàng nông sản chất lượng cao, đầu tư trang thiết bị hiện đại, dây chuyền chế biến bảo quản, bảo quản hàng nông sản xuất khẩu. Công ty sẽ xây dựng thêm kho chứa ở các tỉnh thành nhằm đáp ứng tốt hơn về bảo quản và chế biến nông sản.

Duy trì tốt mối quan hệ giữa các bạn hàng trong và ngoài nước, không ngừng mở rộng quan hệ với những quan hệ mới. Nhưng đặc biệt chú trọng thị trường truyền thống EU, phải tranh thủ những ưu đãi về thuế nhập khẩu của thị trường này.

3.2.2 . Mục tiêu xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới.

Chỉ tiêu kế hoạch về kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 2008 tới năm 2010 được Công ty đề ra. Bảng 3.1, cho chúng ta thấy rõ hơn về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Bảng 3.1 Mục tiêu xuất khẩu nông sản sang EU của Công ty XNK IntimexGiai đoạn 2008 – 2010. Đơn vị : 1000 USD

(Nguồn : Báo cáo tổng hợp của Công ty Intimex)

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỷ trọng (%) Cà phê 16.793,1 18.749,3 21.068 82,4 Hạt tiêu 2.894 3.231 3.630,6 14,2 Chè 112,1 125,1 140,6 0,55 Cơm dừa 159 177,5 199,4 0,78 Tinh bột 254,8 284,4 319,6 1,25 Nông sản Khác 167,1 186,6 209,6 0,82 Tổng 20.380 22.754 25.568 100 3.3 . GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU.

 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường EU Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU:

- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại các nước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam. - Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thương mại EU tại Việt Nam, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trung tâm thông tin thương mại Bộ Thương mại...

 Hoàn thiện tổ chức bộ máy điều hành, quản lý trong công ty.

Trước hết phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kinh doanh xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ kiến thức, am hiểu thực tiễn cao. Do đó Công ty phải có phương án đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong kinh doanh xuất khẩu. Công ty cần đầu tư kinh phí cho nhân viên đi học các chương trình về kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, lớp đào tạo marketing xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doan quốc tế,... Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm có mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu

 Khai thác nguồn hàng xuất khẩu.

Hoạt động này hiện tại Công ty còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Công ty tuy đã thiết lập được mạng lưới thu mua hàng, nhưng mạng lưới này hoạt

động chưa hiệu quả, nên nguồn hàng cung cấp cho Công ty gặp bấp bênh. Chất lượng hàng nông sản thu mua chất lượng không cao do việc kiểm tra chất lượng khi thu mua thực hiện không nghiêm túc. Thực hiện bảo quản và sơ chế sau thu mua chưa hợp lý. Do đó Công ty cần cải thiện vấn đề này trong thời gian tới với một số biện pháp.

Thứ nhất là xây dựng mối quan hệ tốt với các địa phương sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Tạo mối quan hệ khăng khít với nhà sản xuất nông sản trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, nhà sản xuất nông sản trở thành nhà

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX. (Trang 53)