4 Thực Nghiệm
4.6 Kết quả tích hợp thông tin dùng visitor kiểu ComputeSalaryVisitor1
4.2.2 Ý nghĩa của thực nghiệm
Thực nghiệm đã đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng về tính thực tế của mô hình : 1. Thực nghiệm cho thấy với các yêu cầu khác nhau sẽ tương ứng với những visitor
khác nhau, kết quả trả về cũng khác nhau tùy theo yêu cầu, do đó hệ thống vẫn đảm bảo được tính mềm dẻo nếu sau này những yêu cầu đó thay đổi, khi đó phía client chỉ cần bổ sung thêm các visitor chứa thuật toán xử lý khác.
2. Ngoài ra ta cũng thấy được thông tin về lương của từng nhân viên cũng được che giấu bởi dữ liệu đã được agent dịch vụ kiểm tra và xóa đi những thông tin không mong muốn mobile agent biết trước khi trả về cho mobile agent.
3. Thực nghiệm đã cho thấy mô hình đã đưa ra khả thi về mặt công nghệ, có thể ứng dụng vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là bảo mật.
CHƯƠNG 5
Kết Luận
5.1 Kết quả thu được
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã đưa ra phương pháp tích hợp thông tin mà cả hai bên Client - Server đều đạt được mục tiêu, Client lấy được kết quả xử lý theo yêu cầu, phía Server cung cấp được kết quả mà không phải gửi nội dung thông tin hay cài đặt thuật toán xử lý và vẫn kiểm soát được dữ liệu trả về cho Client. Ngoài ra Server có được độ mềm dẻo tối đa vì nó có thể thực hiện bất kì yêu cầu nào từ phía client, phía client chỉ có trách nhiệm chuyển các yêu cầu của mình thành mã để có thể thi hành trên Server
Khóa luận này đã xây dựng được một thực nghiệm chứng minh tính thực tế của mô hình đề ra bởi hiện nay việc đảm bảo an toàn thông tin truyền tải luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của các tổ chức cũng như mong muốn của khách hàng, mặt khác làm cho hệ thống có được sự mềm dẻo tối đa để đáp ứng được những yêu cầu thay đổi từng ngày từ phía người dùng. Thực nghiệm đã chứng minh được mô hình đưa ra là khả thi về công nghệ và ý nghĩa to lớn về mặt thực tế, tạo tiền đề cho các bước nghiên cứu và phát triển tiếp theo để có thể đưa ra được một mô hình hoàn thiện hơn và những thực nghiệm về sau sẽ chứng minh được những ưu điểm của mô hình này.
Ngoài những thành quả trên mô hình còn đem lại các lợi ích có ý nghĩa quan trọng trong thực tế khác do áp dụng công nghệ mobile agent như giảm tải, khắc phục độ trễ mạng, làm tăng tính toàn vẹn dữ liệu do dữ liệu không phải di chuyển trên mạng nhưng trọng phạm vi của khóa luận này các đặc điểm đó sẽ không đi sâu vào nghiên cứu và kiểm nghiệm.
CHƯƠNG5: KẾTLUẬN
Tóm lại với những ứng dụng tích hợp thông tin phân tán, sử dụng mobile agent và áp dụng mẫu visitor sẽ đem lại nhiều lợi ích về mặt bảo mật, giảm tải đường truyền, giảm tải xử lý mà vẫn đảm bảo tính mềm dẻo của hệ thống khi có những yêu cầu tính toán mới.
5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong quá trình nghiên cứu này, mặc dù khóa luận đã đưa ra được thực nghiệm để chứng tỏ tính khả thi của mô hình đã đưa ra, nhưng vì thời gian có hạn nên thực nghiệm này vẫn còn một số hạn chế do cơ chế kiểm chứng bên phía Server vẫn chưa chặt chẽ.Mục tiêu tiếp theo của quá trình nghiên cứu sắp tới là đưa ra các cơ chế kiểm chứng chặt chẽ hơn bên phía Server. Mục tiêu lâu dài của nghiên cứu này là đưa mô hình áp dụng vào thực tế để thuyết phục cộng đồng sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là các lĩnh vực cần có độ an toàn thông tin cao như thương mại điện tử, ngân hàng.
CHƯƠNG5: KẾTLUẬN
Tài Liệu Tham Khảo
[1] Fabio Bellifemine, Giovanni Caire, Dominic Greenwood, Developing Multi- Agent Systems with JADE.John Wiley and Sons Ltd, 2007.
[2] D. Kotz, R. S. Gray.Mobile Agents and the Future of the Internet.Operating Systems Review, 33(3):7-13, August, 1999
[3] Blatt, R. "De Jure" standards. MIT, 1999
[4] Brown, P. and Rossak, W. Mobile Agents. Morgan Kaufmann Publishers and dpunkt.verlag, 2005.
[5] D. Milojicic, Mobile agent applications, IEEE Concurrency, July-September 1999.
[6] Picco, Understanding Code Mobility (Tutorial Session). In ICSE ’00: Proceed- ings of the 22nd International Conference on Software Engineering, 2000,
[7] Rao AS and Georgeff M. BDI Agents: from Theory to Practice. In Proceedings of the 1st International Conference on Multi-Agent Systems, 1995, trang 312–319.
[8] Russell, SJ and Norvig, P. Artificial Intelligence: a Modern Approach, 2nd edn. Prentice Hall, 2003.
[9] White, JE. Telescript Technology: Mobile Agents. In Bradshaw Jeffrey, (ed), Software Agents, AAAI Press/MIT Press, 1996.
[10] Wooldridge, MJ and Jennings, NR. Intelligent Agents: Theory and Practice. Knowledge Engineering Review, 1995, trang. 115–152.
[11] Trần Hạnh Nhi, Lê Đình Duy, Bộ môn CNPM Khoa CNTT, Trường ĐH KHTN Tp.HCM. TỔNG QUAN VỀ MOBILE AGENTS
[12] Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson, John M. Vlissides , Design Pattern.Addison Wesley Longman, Inc.
[13] http://en.wikipedia.org/wiki/Client-server [14] http://en.wikipedia.org/wiki/Software_agent [15] http://jade.cselt.it/