Mô hình sử dụng mobile agent tích hợp thông tin áp dụng mẫu Visitor

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:SỬ DỤNG MOBILE AGENT ĐỂ TÍCH HỢP THÔNG TIN pdf (Trang 33 - 37)

4 Thực Nghiệm

3.3Mô hình sử dụng mobile agent tích hợp thông tin áp dụng mẫu Visitor

3.3.3 Các thành phần Client

CHƯƠNG3: SỬDỤNGMOBILEAGENTĐỂTÍCHHỢPTHÔNGTIN

• Web Server : là trung gian giữa người dùng và mobile agent, thông qua web server người dùng mobile agent mang theo các visitor sang Server để tích hợp thông tin.

• Mobile Agent : có khả năng di động tới các máy chủ và giao tiếp với các agent khác. mobile agent mang các đối tượng visitor theo, mỗi visitor chứa thông tin xác thực và mã xử lý dữ liệu. mỗi visitor đều có phương thức visit mà tham số là đối tượng Service, tùy vào loại Service sẽ có các kiểu visit khác nhau, phương thức visit này được Service gọi khi mà dịch vụ chấp nhận (accept) một visitor.

3.3.4 Các thành phần Server

Gồm hai phần chính Agent dịch vụ và Dữ liệu :

• Agent Dịch vụ : Các agent này là thực thể của lớp Agent cài đặt giao diện Service. Trong mẫu Visitor, mỗi service đề có phương thức verify và accept, phương thức verify để xác thực quyền của một visitor truy cập CSDL.

• Dữ liệu : có thể là CSDL hoặc hệ thống các tệp tin ...

3.3.5 Hoạt động

Người dùng tương tác với web server (hoặc application server) thông qua giao diện, tùy vào yêu cầu người dùng hệ thống sẽ sinh ra các yêu cầu khác nhau gửi đến mobile agent, mobile agent tạo ra visitor phù hợp với yêu cầu nhận được sau đó di chuyển đến máy có các dịch vụ tương ứng.

Mobile agent sau khi di chuyển từ client sang server sẽ tìm kiếm các agent cung cấp các dịch vụ, sau đó mobile agent gửi đối tượng visitor sang agent dịch vụ, agent dịch vụ sẽ xác thực (thông qua phương thức verify) visitor xem có quyền hay không, nếu đủ quyền truy cập thì agent dịch vụ sẽ chấp nhận (thông qua phương thức accept) visitor và cho phép visitor thực hiện các tính toán bằng cách gọi phương thức visit của visitor mà tham biến đưa vào chính là agent dịch vụ. Tiếp theo agent dịch vụ sẽ kiểm tra kết quả xử lý xem có hợp lệ không sau đó tạo một visitor khác chứa kết quả rồi gửi lại cho mobile agent. mobile agent nhận được kết quả di chuyển đến máy khác để tiếp tục tích hợp thông tin hoặc quay lại client và trả kết quả cho người dùng. Như vậy ta có thể thấy được :

CHƯƠNG3: SỬDỤNGMOBILEAGENTĐỂTÍCHHỢPTHÔNGTIN

1. Mỗi mobile agent đến, muốn sử dụng dịch vụ phải có thông tin xác thực để phía client kiểm tra xem có đủ quyền hay không.

2. Các thuật toán xử lý dữ liệu đều được cài đặt bởi mobile agent mang đến.

3. Mobile agent không hề biết đến nội dung dữ liệu được xử lý mà chỉ biết duy nhất kết quả

4. Dữ liệu trả về sẽ được agent dịch vụ kiểm tra tính hợp lệ trước khi gửi cho mobile agent.

3.4 Ý nghĩa của phương pháp

Như vậy, với việc kết hợp sử dụng mobile agent và áp dụng mẫu Visitor bài toán đặt ra đã được giải quyết. Mặt khác mô hình còn đem lại rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn :

1. Do mobile agent mang xử lý đến Server để thực thi nên thuật toán được cài đặt hoàn toàn bên phía client vì vậy hệ thống đạt được độ mềm dẻo tối đa.

2. Mỗi mobile agent gói thuật toán và các thông tin xác thực gửi sang agent dịch vụ xác thực và thực thi thuật toán nên mobile agent hoàn toàn không biết được các thông tin mà agent dịch vụ phía máy chủ dữ liệu cung cấp.

3. Vì không phải tải một lượng thông tin thô cần thiết để xử lý trên đường truyền như mô hình cổ điển nên băng thông đường truyền cũng tốt hơn và việc mất mát thông tin trên đường truyền sẽ thấp hơn.

4. Các xử lý được thực hiện phía máy chủ dữ liệu do đó có thể giảm tải cho máy Client nếu nó đóng vai trò Server cho một máy khác.

5. Mô hình không chỉ áp dụng đối với bài toán quản lý dữ liệu mà trong nhiều kiểu dịch vụ khác vẫn đem lại hiệu quả cao.

CHƯƠNG 4

Thực Nghiệm

Để chứng minh tính khả thi của mô hình Sử dụng mobile agent kết hợp mẫu Visitor để tích hợp thông tin ở chương 3, ở chương này Tôi sẽ xây dựng một thực nghiệm về sử dụng mobile agent để tích hợp thông tin.

4.1 Mô tả và thiết kế bài toán

Chương trình là một ứng dụng web đơn giản có chức năng đưa ra các thống kê về lương nhân viên của công ty. Điểm đặc biệt là có nhiều dạng thống kê và bên phía thống kê không hề biết được lương cụ thể của từng nhân viên là bao nhiêu. Tùy vào lựa chọn của người dùng chương trình sẽ đưa ra các kiểu thống kê ví dụ lương trung bình, tổng lương, 5 nhân viên có lương cao nhất (nhưng không cho biết lương của từng người là bao nhiêu) ...

4.1.1 Thiết kế tổng thể

Chương trình gồm hai phần Client và Server. Phía Client cài đặt webserver, môi trường JADE. Chạy trên JADE là mobile agent có nhiệm vụ lắng nghe thông tin từ web server và tích hợp thông tin. Phía Client là các agent dịch vụ chạy trên nền JADE và CSDL.

CHƯƠNG4: THỰCNGHIỆM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2 Thiết kế phía Client

Gồm 2 phần chính là Web Server và Mobile Agent:

1. Web Server : hình 4.1 là biểu đồ UML thiết kế các gói ứng dụng web. xây dựng giao diện web tương tác với người dùng, khi người dùng gửi yêu cầu thông qua trình duyệt công việc (ví dụ thống kê tổng tiền lương của nhân viên trong một công ty) lên máy chủ web. Yêu cầu được gửi lên cho các Servlet bằng cách sử dụng công nghệ Ajax, trước đó Servlet đã dùng JadeGateway khởi tạo đối tượng MyGatewayAgent (là một agent có nhiệm vụ làm cổng giao tiếp giữa môi trường jade và ứng dụng java bên ngoài mà cụ thể ở đây là servlet). Servlet gửi thông tin yêu cầu cho Gateway Agent, Gateway Agent gửi thông điệp yêu cầu tới mobile agent.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:SỬ DỤNG MOBILE AGENT ĐỂ TÍCH HỢP THÔNG TIN pdf (Trang 33 - 37)