Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 43 - 45)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank

Cho vay trả góp là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn trong VPBank, khách hàng chủ yều là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ yếu là cho vay ngắn và trung hạn. Các hoạt động cho vay trả góp gồm cho vay mua ôtô trả góp, cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay du học, cho vay tiêu dùng khác.

 Doanh số cho vay trả góp

Những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thông ngân hàng. VPBank đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng nể. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ trả góp tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng doanh số cho vay rất nhanh, năm 2005 chỉ mới đạt 2.407 tỷ đồng chiếm 61,52% trong tổng doanh số cho vay thì sang năm 2006 doanh số cho vay trả góp đã tăng vọt lên hơn gấp đôi đạt 5.641 tỷ đồng, chiếm 70,41% tỉ trọng của tổng doanh số cho vay tăng 134% so với năm 2005, một con số tăng trưởng vượt bậc. Đến năm 2007, sau những cải cách và những chính sách điều hành hiệu quả của chính phủ, nghành ngân hàng lại là một trong những nghành có doanh thu cao nhất trong năm, doanh số cho vay trả góp đạt 15.245 tỷ đồng chiếm 79,4% doanh số cho vay và tăng 170%, một con số cực kỳ ấn tượng trong lịch sử ngành ngân hàng.

 Dư nợ cho vay trả góp

Tổng dư nợ của cho vay trả góp trong VPBank tăng cùng với tốc độ của doanh số cho vay trả góp. Trong năm 2005, dư nợ cho vay trả góp đạt 2.083 tỷ đồng chiếm 69,1% tổng dư nợ. Sang năm 2006 dư nợ cho vay trả góp cũng tăng đến gần 100% so với năm 2005, đạt 4.101 tỷ đồng chiếm 54,64% tổng dư nợ, đã có sự phát triển chậm lại của cho vay trả góp trong tổng doanh số cho vay. Song, sang năm 2007 dư nợ cho vay trả góp đạt 14.216 tỷ đồng chiếm 82,39% tổng dư nợ. Có lẽ, năm 2007 là năm toàn bộ nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc nói chung và nghành ngân hàng

 Thu nhập từ hoạt động cho vay trả góp

Cho vay trả góp đóng vai trò là nguồn thu chính của của các ngân hàng thương mại cũng như trong VPB ank. Năm 2005 thu nhập thu được từ hoạt động cho vay trả góp đạt 212 tỷ đồng, chiếm 45,1% tổng thu nhập hoạt động thì sang năm 2006 con số này đã tăng lên 672 tỷ đồng đạt 67,54% thu nhập từ hoạt động và sang năm 2007 thu nhập từ cho vay trả góp tăng lên 1000 tỷ đồng chiếm 75,36 % tổng thu nhập từ hoạt động.

 Tỷ lệ nợ quá hạn

Trong năm 2007, dưới cơn bão tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng liên tục phá kỷ lục về doanh số cho vay, và đi song song với nó là nợ quá hạn của các khoản nợ cũng đem lại nhiều suy nghĩ trong bộ máy quản lý. Trong năm 2007 Tổng dư nợ là 17.254 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay trả góp là 14.261 tỷ đồng thì tỷ nợ quá hạn của hoạt động cho vay trả góp gần 54 tỷ đồng. Đây là một con số cao , phản ánh mức độ chưa an toàn của VPBank. Gần 30% trong tổng dư nợ bị liệt kê vào nợ quá hạn. Cũng một phần do sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm 2005 và 2006 và sắp đến thời điểm phải thanh toán món vay.

 Thị phần cho vay trả góp của ngân hàng

Cùng với tốc độ tăng trưởng, thị phần của hoạt động cho vay trả góp của VPBank cũng có những thay đổi đáng kể, với thị phần chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng những khách hàng cá nhân. Trong năm 2007 VPBank đã chiếm gần 5% trong tổng doanh số cho vay trả góp toàn nghành ngân hàng.

Bảng 4: Cơ cấu hoạt động cho vay trả góp tại VPBank năm 2007

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Nhà Ô tô Khác Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Doanh số thu nợ 1.330.921 32% 2.597.014 63% 200.106 5%

Dư nợ 4.123.874 60% 2.101.998 31% 645.038 9%

Nợ quá hạn 30.182 56,16% 19.175 35,68% 4.407 8,2%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của VPBank)

Hoạt động cho vay trả góp nhằm mục đích mua ô tô đối với các cá nhân và doanh nghiệp cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao (tốc độ tăng GDP bình quân đạt khoảng 8%) trong 2-3 năm trở lại đây, chính trị ổn định, thu nhập của người dân cũng tăng lên, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. Nhiều người có thu nhập cao hơn, và nhu cầu sử dụng ôtô làm phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến. Điều này khiến cho doanh số cho vay mua ô tô trong năm 2007 tăng lên gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Ngoài ra, lý do mà ngân hàng rất quan tâm tới thị trường này đó là đối tượng khách hàng vay mua ôtô thường là những người có thu nhập cao và ổn định, những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi. Do vậy, ngân hàng có thể yên tâm hơn về vấn đề rủi ro trong thu hồi nợ.

Ngoài hai hoạt động chính này, ngân hàng còn cho vay trả góp nhằm hỗ trợ tài chính cho du học sinh và một số nhu cầu tiêu dùng khác. Tuy nhiên, những hoạt động này không mang lại nhiều hiệu quả cho ngân hàng, nó chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10% trong tổng số dư nợ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w