Quy trình cho vay trả góp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 38 - 43)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM

2.2.3. Quy trình cho vay trả góp

Quy trình cho vay trả góp tuân thủ theo các bước đã được quy định trong quyết định số 427/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng của Hội đồng Quản trị Ngân hàng VPBank ban hành ngày 13/05/2002.

Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tín dụng

1. Tiếp xúc khách hàng,hướng dẫn lập hồ sơ 3. Thẩm định

Khách hàng 2. Tiếp nhận hồ sơ vay Phòng TĐTS định giá TSĐB 4. Tập hợp hồ sơ trình BTD/HĐTD

5. Hoàn thiện hồ sơ TD

6. Thực hiện quyết định cấp TD 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

Ngân hàng thực hiện việc quảng cáo tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay

Hồ sơ vay vốn khách hàng cần cung cấp cho ngân hàng bao gồm:

- Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp lý(năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự)

- Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn. - Hồ sơ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - Hố sơ về tài sản bảo đảm

Bước 3: Thẩm định khách hàng

o Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng, tổ chức, hoạt động: có thể hỏi thông tin trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, qua các giấy tờ pháp luật, hoặc đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng.

o Thẩm định về nhân thân lai lịch, quá trình công tác(cá nhân). Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển(doanh nghiệp).

o Thẩm định về tình hình thu nhập, tình hình tài chính của khách hàng.

o Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay: Thẩm định tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. Hiệu quả của việc thực hiện phương án…

- Nhân viên Tín dụng sẽ trực tiếp thẩm định trong trường hợp đó là các tài sản có giá trị rõ ràng được ghi rõ trên các hợp đồng thuộc các đối tác có liên kết với ngân hàng hay các chứng từ có giá do Chính Phủ, Kho bạc, VPBank hay các Ngân hàng quốc doanh phát hành.

- Ngoài những tài sản trên thì cán bộ tín dụng sẽ giao hồ sơ tài sản đảm bảo sang phòng thẩm định để định giá.

Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng

o Hồ sơ trình ban tín dụng bao gồm:

o Tờ trình thẩm định khách hàng (do nhân viên A/O lập) ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ.

o Tờ trình đánh giá tài sản đảm bảo do phòng thẩm định lập

o Hồ sơ vay của khách hàng cung cấp.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

o Phòng thẩm định tài sản bảo đảm lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và đăng ký giao dịch bảo đảm, thông báo cầm cố, thế chấp…Mua bảo hiểm vật chất và chuyển quyền thụ hưởng cho VPBank và thực hiện công chứng hợp đồng.

oLập và trình lãnh đạo phòng tín dụng ký duyệt hồ sơ tín dụng.

o Phòng tín dụng nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo đã hoàn thiện, niêm phong và thực hiện nhập kho tài sản bảo đảm.

Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng

o Nhân viên A/O yêu cầu khách hàng hoàn tất chứng từ hồ sơ theo quy định để giải ngân.

oKiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân: kiểm tra tính pháp lý hợp đồng, số tiền và thời hạn giải ngân…

o Nhân viên chuyển 01 bản chính Hợp đồng tín dụng+khế ước vay và các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch thực hiện việc giải ngân. Nhân viên

giao dịch kiểm tra lại và hướng dẫn khách hàng viết ủy nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt, tiến hành giải ngân và hạch toán ngoại bảng, chuyển tiền…

o Nhân viên A/O nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học.

Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay

Trong bước này nhân viên A/O phải thực hiện những việc sau:

o Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

o Kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo

o Thông báo và đôn đốc trả nợ lãi.

o Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc

o Gia hạn nợ gốc/lãi

o Chuyển nợ quá hạn khách hàng không trả đúng hạn hoặc không được gia hạn.

o Giải chấp tài sản đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng

o A/O in phiếu tính lãi in sẵn, tính và in lãi phạt, chuyển cho thu ngân thu tiến. Trưởng phòng A/O ký kiểm soát tờ trình, bảng kê giao dịch, khế ước và phiếu xuất kho trước khi trình lên ban Tổng giám đốc.

o Nhân viên A/O lập Giấy đề nghị giải toả tài sản đảm bảo kèm tờ trình thanh lý đã được phê duyệt, 01 bản sao Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển Phòng thẩm định tài sản để làm thủ tục giải chấp.

o Nhân viên A/O đóng lại từng tập Hồ sơ tín dụng, lập danh mục từng loại hồ sơ, chuyển Trưởng phòng ký xác nhận nhằm tránh thất lạc hồ sơ bên trong, bảo đảm tính pháp lý đầy đủ tại thời điểm giải ngân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w