Quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo &PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA

3.2.6. Quản lý rủi ro

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế của đất nước và là trung gian tài chính- tiền tệ của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy có thể thấy rằng tính chất hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là kinh doanh trên rủi ro, có thể nói rằng rủi ro của Ngân hàng thương mại là tổng rủi ro của các doanh nghiệp cho nên để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, việc tìm ra các biện pháp quản lý rủi ro là việc làm hết sức bức thiết đối với Ngân hàng thương mại.

Mỗi Ngân hàng có một cách đi riêng trong công việc này. Song nhìn chung thì biện pháp phân tán rủi ro đang được nhiều Ngân hàng thương mại áp dụng nhất dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ngân hàng có thể cho vay hợp vốn, mọi vấn đề đều được san sẻ : từ mức vốn góp đến lợi nhuận, rủi ro, trách nhiệm, quyền hạn... Khi khách hàng đề nghị một khoản tín dụng lớn mà Ngân hàng thấy cần phải cho vay hợp vốn thì

Chuyên đề tốt nghiệp

Ngân hàng cần xem xét sẽ hợp tác với ai, nhường đi bao nhiêu quyền lợi để san sẻ rủi ro, ai sẽ quản lý tài sản thế chấp...

Có thể sáp nhập, hợp nhất, liên doanh liên kết. Đây là biện pháp phù hợp với các Ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, xuất phát từ thực trạng các Ngân hàng này có vốn nhỏ, uy tín thấp, khả năng thanh toán thường xuyên không được đảm bảo... Giải pháp này vừa tiết kiệm chi phí, nâng cao tiềm lực và lợi thế cạnh tranh, đa dạng hóa hoạt động, vừa đem lại khả năng chống đỡ rủi ro cao. Ngoài ra, Ngân hàng có thể biến khoản cho vay thành vốn góp liên doanh. Đây cũng là một hình thức phân tán rủi ro.

Hoặc Ngân hàng có thể lập quỹ dự phòng rủi ro và tham gia bảo hiểm tín dụng. Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng thường xuyên tồn tại và tác động trực tiếp tới lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Đối với rủi ro tín dụng có thể được bảo hiểm bằng kỹ năng quản lý tín dụng, quỹ dự phòng rủi ro và hợp đồng bảo hiểm, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên cho Ngân hàng.

Cũng có thể đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư. Để giảm bớt các rủi ro phải gánh chịu, các Ngân hàng không nên cho vay một doanh nghiệp, một ngành... khoản tín dụng quá lớn. Xuất phát từ hướng đi, mục tiêu tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc gia, bối cảnh kinh tế- tài chính quốc tế... mà có tỷ trọng tối ưu cho từng ngành, từng khu vực kinh tế trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w