nước tới hoạt động ngân hàng.
3.3.2- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các NHTM, để từ đó phat hiện ra những hoạt động sai nguyên tắc, nhắc nhở, xử phạt đối với những hành vi gây hậu quả không tốt cho hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, bằng những kiến thức nghiệp vụ tổng hợp các cán bộ thanh tra còn có thể phát hiện ra những điều không hợp lý trong những hồ sơ mà các NHTM tiếp nhận cũng như đã cho vay, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết.
- Hiện đại hoá cơ sở vật chất ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất cho công tác nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng như: Hiện đại hoá hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin như nâng cấp hệ thống máy tính, cài đặt những chương trình giao dịch hiện đại, phù hợp với trình độ cũng như thực trạng của các ngân hàng Việt Nam.
- Có chính sách khuyến khích đối với những cán bộ có thành tích tốt trong công việc cũng như có hình thức xử phạt phù hợp với những cán bộ tha hoá biến chất. Hàng năm nên có hình thức thưởng cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả như cho phép tổ chức đi thăm quan, du lịch tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ công nhân viên.
3.3.3- Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Nam.
- Về quy trình cho vay: Mặc dù đã ban hành Quy định tín dụng đối với khách hàng trọng hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam, song cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại cho vay ngắn hạn nhìn chung còn chưa đầy đủ. Căn cứ vào quy trình mà NHNN đặt ra,
NHNNo&PTNT Việt Nam cần có hướng dẫn chi tiết để giúp cán bộ tín dụng nắm bắt và thực hiện được đúng công việc đảm bảo chất lựơng công việc.
- Về đảm bảo tiền vay: NHNNo&PTNT Việt Nam đã ban hành công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay, trong đó, có quy định các nội dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa nhất là sự hỗ trợ về chuyên môn để thành lập Tổ thẩm định tài sản đảm bảo tại Chi nhánh. Hiện nay, đây vẫn còn là một vấn đề chưa giải quyết được ở NHNNo&PTNT Hà Nội.
- Về nhân sự: NHNNo&PTNT Việt Nam cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng, kịp thời, rõ ràng. NHNNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng vào ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng nên NHNNo&PTNT Việt Nam phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ đưa ngân hàng vươn đến tầm cao của các hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.
- Về chương trình hiện đại hoá Ngân hàng: Đây là chương trình mà ngân hàng chủ động triển khai tích cực từ trước đến nay, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, NHNNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở các ngân hàng chi nhánh.
- Về phát triển hợp tác quốc tế: NHNNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả
nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.
- Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp: NHNNo&PTNT Việt Nam đã rất chủ động, tích cực, trong việc xây dựng thương hiệu: “Mang phồn vinh đến mọi nhà”. Việc cũng cố, làm tôn vinh thương hiệu này không chỉ trong
tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của NHNNo&PTNT Việt Nam nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng.
KẾT LUẬN
Như mọi loại hình DN khác, DNVVN đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các DNVVN thường gặp nhiều khó khăn về tài chính, mức vốn tự có của họ chỉ đạt 10 - 20% tổng số vốn mà họ huy động được trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sự giúp đỡ của ngân hàng trong việc cung cấp vốn là hết sức cần thiết, nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn rẻ nhất, an toàn và ổn định nhất đối với các doanh nghiệp này. Nhưng thực tế các DNVVN lại chưa có cơ hội để tiếp xúc với nguồn vốn đáng quý này. Vì thế, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với
các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội ” nhằm tìm hiểu về vấn đề này, và sau khi kết thúc em thấy bài viết
này đã thu được một số kết quả như sau:
- Đề tài đã nói lên được bản chất của chất lượng tín dụng đối với các DNVVN.
- Khái quát được những hoạt động cơ bản, nêu lên những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội.
- Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh này.
Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa thể nói lên được toàn bộ vấn đề cũng như không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Vũ Duy Hào cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa khoa Ngân hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các cô chú, anh chị công tác tại phòng Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp đỡ em hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp này!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Tác giả FREDERICS. MISHKIN.
2. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Tác giả DAVID COX.
3. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, Tác giả GS.TS. Nguyễn Hữu Tài. 4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Tác giả TS. Lưu Thị Hương. 5. Tín dụng Ngân hàng, Tác giả TS. Hồ Diệu.
6. Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ, Tác giả TS. Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo - ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
7. Tạp chí Ngân hàng 2006, 2007.
8. Thị trường Tài chính tiền tệ 2006, 2007. 9. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp. 10. Luật các Tổ chức tín dụng.
DANH MỤC VIẾT TẮT
1 NHTM Ngân hàng thương mại
2 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3 NHNN Ngân hàng Nhà nước
4 DN Doanh nghiệp
5 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
7 DSCV Doanh số cho vay
8 DSTN Doanh số thu nợ
9 HTX Hợp tác xã
10 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
11 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
12 TLDP&XLRR Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
13 TPKT Thành phần kinh tế
14 KQKD Kết quả kinh doanh
1 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động tài chính trực tiếp 2 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động dịch vụ tài chính 3 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn huy động
4 Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ theo thời gian
5 Bảng 2.5 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế
6 Bảng 2.6 Diễn biến kết quả hoạt động thanh toán quốc tế 7 Bảng 2.7 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ 8 Bảng 2.8 Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
9 Bảng 2.9 Nợ xấu DNVVN
10 Bảng 2.10 Kết cấu nợ xấu theo TPKT 11 Bảng 2.11 Vòng quay vốn tín dụng 12 Bảng 2.12 Hệ số sử dụng vốn 13 Bảng 2.13 Dư nợ DNVVN 14 Bảng 2.14 Kết cấu dư nợ DNVVN 15 Bảng 2.15 Tình hình hoạt động tín dụng DNVVN 16 Biểu đồ 2.1 Huy động vốn 17 Biểu đồ 2.2 Tổng dư nợ
18 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo thời gian 19 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
20 Biểu đồ 2.5 DSCV, DSTN, tổng dư nợ DNVVN 21 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dư nợ theo TPKT
22 Biểu đồ 2.7 Nợ xấu/Tổng dư nợ
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU... 1
Chương I. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1- Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ...3
1.1.1- Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ...3
1.1.1.1- Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ...3
1.1.1.2- Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam...4
1.1.1.3- Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam...5
1.1.1.4- Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ...7
1.1.2- Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ...8
1.1.2.1- Khái niệm tín dụng ngân hàng...8
1.1.2.2- Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN...10
1.1.2.3- Các hình thức tín dụng ngân hàng ...12
1.2- Chất lượng tín đối với các DNVVN của ngân hàng thương mại.. .17
1.2.1- Khái niệm chất lượng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại. ...17
1.2.2- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN...20
1.2.2.1- Các chỉ tiêu định tính...20
1.2.2.2- Các chỉ tiêu định lượng...21
1.3- Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN...24
1.3.1- Các nhân tố chủ quan...24
Chương II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HÀ NỘI...33
2.1 - Khái quát hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội...33
2.1.1 - Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo& PTNT Hà Nội. ...33
2.1.1.1 - Kết quả hoạt động tài chính...33
2.1.1.1- Tình hình huy động vốn...34
2.1.1.2- Tình hình sử dụng vốn...35
2.1.1.3- Hoạt động thanh toán quốc tế...39
2.1.2- Chất lượng tín dụng đối với DNVVN của Ngân hàng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn Hà Nội. ...40
2.1.2.1- Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, và kết cấu dư nợ của DNVVN...40
2.1.2.2- Chỉ tiêu nợ xấu...46
2.1.2.3- Tốc độ luân chuyển vốn...50
2.1.2.4.- Hệ số sử dụng vốn...51
2.2- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHNNo&PTNT Hà Nội. ...52
2.2.1- Những thành tựu đạt được...52
2.2.3- Nguyên nhân...57
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI... 61
3.1- Định hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Hà Nội...61
3.1.1- Định hướng chung...61
3.1.2- Định hướng phát triển tín dụng...62
3.2- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của NHNNo&PTNT Hà Nội...63
3.2.1- Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng...63
3.2.2- Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. ...65
3.2.3- Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng...66
3.2.4- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay...68
3.2.6- Nâng cao chất lượng thông tin, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng...71
3.2.7- Đẩy mạnh hoạt động Maketing ngân hàng...72
3.3- Một số kiến nghị...73
3.3.1- Kiến nghị với Chính phủ...73
3.3.2- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ...76
3.3.3- Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...76
KẾT LUẬN... 79