Quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các quy định khác

Một phần của tài liệu 223225 (Trang 37 - 85)

nhà trường;

c) Mỗi học kỳ, tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng.

- Trong 2 năm nhà trường đã chỉ đạo bảo vệ xây dựng kế hoạch bảo vệ, chính vì thế việc đảm bảo trật tự an ninh xã hội trong trường học của trường THCS thực hiện tốt. Không để xảy ra mất an ninh an toàn, chính trị xã hội trong nhà trường.

[TC2.12.01]

- Ban giám hiệu nhà trường đã đôn đốc kiểm tra công tác bảo vệ nhà trường, làm tốt công tác trật tự an ninh chính trị bảo vệ tốt nội bộ cơ quan. [TC2.12.02]

- Hàng năm nhà trường có hợp đồng bảo vệ 3 tháng 1 lần, có rà soát đánh giá cải tiến chất lượng cho công tác bảo vệ. [TC2.12.03]

2. Điểm mạnh

- Tổ chức chặt chẽ, khoa học, phối hợp được các lực lượng, làm thường xuyên liên tục, không để xảy ra tình huống xấu.

- Có kế hoạch bảo vệ 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010

3. Điểm yếu:

- Chưa có đủ kế hoạch bảo vệ trong 3 năm từ: 2005, 2006, 2007. - Chưa có sổ nhật ký bảo vệ, hồ sơ lưu các biên bản do bảo vệ lập.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo an ninh chính trị trật tự AT XH (các phương án dự kiến khi giải quyết sự cố); Sổ nhật ký bảo vệ; hồ sơ lưu các biên bản do tổ bảo vệ lập.

- Tiếp tục hợp đồng bảo vệ theo từng đợt 3 tháng 1 lần.

- Tiếp tục giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân địa phương, tạo sự quan tâm ủng hộ để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho CB bảo vệ.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 13: Nhà trường thực hiện quản lý hành chính theo các quy định hiện hành.

a) Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác quản lý hành chính.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sách hành chính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Điều 27 của Điều lệ trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp. [TC2.13.01]

- Sau mỗi hoạt động giáo dục, nhà trường đều có báo cáo trình với Phòng giáo dục, với UBND xã về các hoạt động của nhà trường: như báo cáo khai giảng, báo cáo sơ kết, tổng kết... đúng theo quy định của ngành. [TC2.13.02]

- Sau mỗi học kỳ, năm học nhà trường đều rà soát đánh giá nhằm cải tiến công tác quản lý hành chính của trường và có điều chỉnh các mặt chưa đảm bảo yêu cầu.

[TC2.13.03] 2. Điểm mạnh

- Bộ hồ sơ quản lý hồ sơ quản lý hành chính của nhà trường, ghi chép đầy đủ. - Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra ký duyệt đầy đủ, từng tháng; kỳ

- Có biên pháp điều chỉnh và uốn nắn các thiếu sót, sai phạm của từng bộ phận.

3. Điểm yếu:

- Hồ sơ còn chưa khoa học, còn tẩy xóa,

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Áp dụng các mẫu sổ sách theo quy định tại điều 27 Điều lệ trường cơ sở và trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp.

- Bổ sung các số liệu trong các hệ thống sổ sách theo từng giai đoạn. - Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các sai sót.

- Cần xử lý đối với những cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc quản lý sổ sách và ghi chép các thông tin, tẩy xóa số liệu.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 14: Công tác thông tin của nhà trường phục vụ tốt các hoạt động giáo dục.

a) Trao đổi thông tin kịp thời và chính xác trong nội bộ nhà trường, giữa nhà

trường - học sinh, nhà trường - cha mẹ học sinh, nhà trường - địa phương, nhà trường - các cơ quan quản lý Nhà nước;

b) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được tạo điều kiện khai thác thông tin để phục vụ các hoạt động giáo dục;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác thông tin của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường tổ chức họp CBGV theo tháng, đặt mua báo, tạp chí để thông tin tới cán bộ giáo viên, hàng tuần sử dụng tiết chào cờ để trao đổi thông tin với học sinh, nhà trường sử dụng sổ liên lạc gia đình, hoặc dùng điện thoại, tổ chức họp phụ huynh để trao đổi thông tin giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, hàng năm nhà trường tham mưu tích cực với cấp ủy, chính quyền trong công tác giáo dục ở địa phương, nhà trường tham dự các cuộc họp do cấp ủy, chính quyền mời dự để thông tin về công tác giáo dục cũng như tình hình kinh tế chính trị của địa phương. Nhà trường tham gia đầy đủ các buổi họp giao ban, họp của ngành giáo dục và của cơ quan quản lý nhà nước. [TC2.14.01]

- Nhà trường duy trì qui định họp giao ban hằng tháng triển khai thông tin và xây dựng phòng đọc thư viện, mua sắm bổ sung sách tham khảo, sách pháp luật… nối mạng Internet, đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên tìm kiếm thông tin trên

mạng để giáo viên tìm, nghiên cứu, tham khảo các thông tin liên quan đến hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy tạo điều kiện cho CBGV khai thác thông tin để phục vụ hoạt động dạy và học. [TC2.14.02]

- Mỗi học kỳ nhà trường tự rà soát, đánh giá để cải tiến công tác thông tin của nhà trường qua các biên bản triển khai các thông tin trong các phiên họp. [TC2.14.03]

2. Điểm mạnh

- Duy trì và tổ chức thường xuyên các buổi họp theo quy định, cán bộ giáo viên thường xuyên được cập nhật thông tin.

- Có hoạt động thư viện nhà trường thường xuyên, duy trì đặt mua báo tạp chí - Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên học tin học và tìm kiếm thông tin trên mạng.

3. Điểm yếu:

Chưa có các văn bản quy định hình thức trao đổi thông tin kịp thời, chính xác trong nội bộ trường, nhà trường - học sinh.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Hằng năm trích kinh phí thường xuyên để mua sắm sách, báo tạp chí cho học sinh và giáo viên phục vụ hiệu quả cho dạy và học.

- Đảm bảo máy tính hoạt động thường xuyên phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học.

- Tiếp tục dành kinh phí mua sắm thêm máy tính kết nối internet cho các phòng làm việc để dạy có hiệu quả tốt.

- Khuyến khích CBGV tự mua sắm máy vi tính, kết nối mạng internet, để khai thác thông tin phục vụ dạy và học.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 15: Nhà trường thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo các quy định hiện hành.

a) Quy trình khen thưởng, kỷ luật đảm bảo tính khách quan, công bằng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của pháp luật;

b) Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;

c) Khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường xây dựng kế hoạch, thang điểm, biểu điểm thi đua đối với cán bộ, giáo viên và học sinh. [TC2.15.01]

- Kết thúc mỗi đợt thi đua có đánh giá công nhận khen thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc đảm bảo công khai dân chủ công bằng. [TC2.15.02]

- Từ năm học 2005-2006 đến nay nhà trường không có học sinh bị kỷ luật.

[TC2.15.03] 2. Điểm mạnh

- Nhà trường phát huy được thành tích quy trình khen thưởng, kỷ luật.

- Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh theo Điều lệ trường phổ thông và các quy định hiện hành.

- Khen thưởng kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng nhà trường.

- Các quyết định khen thưởng và kỷ luật theo Điều 42 - Điều lệ trường Trung học và các quy định hiện hành đều được Hội đồng thi đua – khen thưởng, kỷ luật lưu trữ tại nhà trường.

3. Điểm yếu:

- Biểu điểm thi đua khen thưởng hàng năm còn có những bất cập. - Kinh phí đầu tư cho việc thi đua khen thưởng còn hạn hẹp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì phát huy việc thi đua khen thưởng hàng năm nhằm khích lệ cán bộ giáo viên và học sinh phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

- Cần có kế hoạch xây dựng, biểu dương các điển hình thi đua trong trong năm. - Tăng cường kinh phí chi cho khen thưởng.

5. Tự đánh giá: Đạt. Kết luận tiêu chuẩn 2:

*Điểm mạnh và yếu nổi bật:

+ Điểm mạnh: Công tác quản lý chất lượng của nhà trường có kế hoạch đảm bảo nguyên tắc thể hiện tính dân chủ, công khai, tính toàn diện, đúng luật giáo dục phù hợp với các hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Điểm yếu: Ở một vài chỉ số tuy được đánh giá đạt yêu cầu song cũng còn những bất cập vì tính hiệu quả chưa cao.

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 36/45. * Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 12/15.

Tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Tiêu chí 1: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

a) Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

b)Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

c) Hàng năm, được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ khá trở lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt được các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác.

Năm học Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng

2005 - 2006 Bùi Công Thành Nguyễn Thị Nhẫn 2006 - 2007 Bùi Công Thành Nguyễn Thị Nhẫn 2007 - 2008 Bùi Công Thành Nguyễn Thị Nhẫn 2008 - 2009 Bùi Công Thành Nguyễn Thị Nhẫn 2009 - 2010 Bùi Công Thành Nguyễn Thị Nhẫn

+ Đ/c Bùi Công Thành: Trình độ CĐ Văn, đã qua lớp Trung cấp chính trị, lớp Quản lý giáo dục.

+ Đ/c Nguyễn Thị Nhẫn: trình độ CĐ Văn, đã qua lớp Trung cấp chính trị, lớp Quản lý giáo dục; Quản lý nhà nước. [TC3.01.01]

- Hàng năm đồng chí Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nghiêm túc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học. Có thời gian giảng dạy ít nhất từ 05 năm trở lên. [TC3.01.02]

- Cán bộ quản lý trường THCS Năng Khả từ năm học 2005 – 2006 đến nay. Hàng năm được Phòng giáo dục đánh giá loại khá và tốt về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và năng lực quản lý giáo dục. [TC3.01.03]

2. Điểm mạnh

- Trong 5 năm qua đội ngũ cán bộ quản lý của trường THCS Năng Khả được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo quy định, có đủ năng lực để quản lý và triển khai các hoạt động giáo dục.

- Được tập thể nhà trường tín nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn được nhân dân kính trọng.

3. Điểm yếu:

- Tính chủ động sáng tạo đôi lúc còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong công tác quản lý nhà trường.

- Phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2: Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a) Đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo,

hàng năm 100% giáo viên trong nhà trường đạt kết quả từ trung bình trở lên khi tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị;

b) Thực hiện các nhiệm vụ, được hưởng các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; không vi phạm các quy định tại Điều lệ trường trung học và thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo;

c) Mỗi học kỳ, mỗi giáo viên tự rà soát,đánh giá để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao.

1. Mô tả hiện trạng

- Nhà trường luôn đảm bảo đủ số lượng giáo viên, cơ cấu cho tất cả các môn học: các giáo viên được phân công đều đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%. (Đại học: 8/31 = 25,8%; Cao Đẳng: 23/31 = 74%);

Tất cả các giáo viên được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn đào tạo, có 100% giáo viên đạt kết quả từ trung bình trở lên khi tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, [TC3.02.01]

- Đội ngũ giáo viên nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở, Phòng GD-ĐT mở như thay sách giáo khoa, ứng dụng thông tin, học Nghị quyết... qua các lớp bồi dưỡng hè. Trong 4 năm học không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo [TC3.02.02]

Có 100% đội ngũ giáo viên đều được tiêu chuẩn hoá. Hằng năm đều có giáo viên đi học đại học:

+ Năm học 2006 – 2007 có 3đ/c; + Năm học 2007 - 2008 có 2 đ/c; + Năm học 2008 - 2009 có 1 đ/c:

- Mỗi học kỳ và cuối năm học nhà trường tổ chức cho giáo viên tự viết kiểm điểm trình bày ưu nhược điểm trước tổ chuyên môn nhận xét, đánh giá xếp loại theo QĐ 06/2006, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của từng giáo viên cho các kỳ và năm sau. [TC3.02.03]

2. Điểm mạnh:

- Trong những năm qua nhà trường luôn chú ý trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như:

+ Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, coi việc tự học tự bồi dưỡng.

+ CBGV đăng ký kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng.

+ Tham gia các lớp bồi dưỡng ở trường và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên theo học đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Phòng, Sở, Bộ tổ chức.

+ Coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn, lấy tổ chuyên môn làm cơ sở để bồi dưỡng đội ngũ thông qua hội thảo, hội giảng, bồi dưỡng chuyên đề.

3. Điểm yếu:

+ Một số giáo viên tuổi đời cao, sức khoẻ hạn chế, năng lực chuyên môn đôi lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là yêu cầu việc ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Chất lượng từng kỳ có đồng chí chưa đạt chỉ tiêu giao. + Giáo viên còn phải dạy kiêm nhiệm nhiều.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

+ Hằng năm nhà trường đề nghị cấp có thẩm quyền cân đối đủ số giáo viên cho nhà trường, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học.. Giải quyết chế độ nghỉ hưu cho giáo viên đến tuổi hoặc không đảm bảo về sức khỏe về chế độ hiện hành

Một phần của tài liệu 223225 (Trang 37 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w