Khái niệm, phân loại và ý nghĩa tác dụng của dự báo tội phạm.

Một phần của tài liệu 223080 (Trang 168 - 172)

5. Hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa tác dụng của dự báo tội phạm.

1.1.1. Khái niệm.

Đã từ lâu, vấn đề dự báo đã phát triển và trở thành một ngành khoa học được nhiều người thừa nhận và gọi là khoa học dự báo. Ngày nay, khoa học dự báo đã được nghiên cứu và vận dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, giúp cho con người trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể nhận

định tình hình phát triển của sự vật hiện tượng trong tương lai và có biện pháp chủ động, xử lý những vấn đề về thực tế theo phương hướng tích cực phục vụ lợi ích xã hội. Quá trình tiến hành công tác đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi phải chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tội phạm xảy ra. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu và tổ chức dự báo trong đấu tranh chống tội phạm là cần thiết và cấp bách.

Trong các tài liệu khoa học về nghiên cứu tội phạm của nước ngoài và các giáo trình của các trường đại học đều đã đặt ra yêu cầu giảng dạy, học tập về dự báo tội phạm. Đó là một bộ phận nội dung không thể thiếu được của chuyên ngành Tội phạm học. Mặc dù còn có những cách trình bày khác nhau, những bắt đầu các ý kiến có sự thống nhất về tính cần thiết, quang trọng của dự báo, những nội dung cơ bản của vấn đề dự báo tội phạm như khái niệm, nội dung, phương pháp dự báo…tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và giảng dạy chương trình Tội phạm học.

Khái niệm dự báo tội phạm được hiểu là: việc đưa ra những phán

đoán khoa học về khả năng diển biến của tình trạng tội phạm (xu hứơng, mức độ, cơ cấu, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm…) sẽ diển ra trong tương lai nhằm đề ra các giải pháp chủ động phòng ngừa ngăn chặn tình trạng đó.

Để nắm vững khái niệm dự báo tội phạm cần phải chú ý những nội dung chủ yếu như sau:

- trước hết cần phải hiểu dự báo tội phạm có nghĩa là kết quả của một quá trình nghiên cứu về tội phạm và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở đó kết hợp với lý thuyết về khoa học dự báo, sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm hiểu biết về vấn đề trên để đưa ra những phán đoán cần thiết có tính khoa học. Như vậy, dự báo về tội phạm không phải là “đoán mò” vô căn cứ, mà là một hoạt động có tính khoa học cao.

- Nội dung của các phán đoán (nội dung dự báo tội phạm ) là những vấn đề có liên quan đến diễn biến của tình trạng tội phạm và liên quan trực tiếp đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể là phán đoán về xu hướng trong tương lai tội phạm sẽ tăng hay giảm, mức độ, tính chất nguy hiểm? Phương thức, thủ đoạn sẽ diễn ra như thế nào? Nhất là những điểm mới và nổi bật trong thời tương lai, kể cả những thuận lợi, khó khăn sẽ có thể gặp phải trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm ở những địa bàn và những giai đoạn nhất định.

- Mục đích của công tác dự báo tội phạm là nhằm để xác định phương hướng, biện pháp, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vạch kế hoạch chủ động đấu tranh đãm bảo hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

1.1.2. Phân loại

Do tình hình diễn biến của tội phạm ở mỗi thời kỳ có khác nhau và yêu cầu về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cũng đòi hỏi ở các cấp độ, phạm vi mục đích, nhiệm vụ khác nhau, cho nên việc dự báo tội phạm để phục vụ cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng có nhiều kiểu loại khác nhau. Điều đó đặt ra trong nghiên cứu về dự báo tội phạm cũng cần phải phân rõ các loại dự báo tội phạm để có điều kiện nắm vững và tiến hành thuận lợi.

Trong các tài liệu Tội phạm học đã nêu ra một số cách phân loại dự báo như sau:

- Căn cứ vào tiêu chí thời gian để chia ra các loại dự báo: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

+ Dự báo ngắn hạn là việc đưa ra những phán đoán về tình hình diễn biến phát triển của tội phạm trong thời gian từ 1 tháng đến 2 năm nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống tội phạm trong thời gian đó. Loại dự báo này được sử dụng phổ biến, thường xuyên và có ý nghĩa thiết thực phục vụ công tác đấu tranh trong một phạm vi không rộng lớn về không gian,

thời gian. Đó là các loại dự báo Tình trạng tội phạm theo mùa, theo các dịp lễ tết ở từng địa phương cụ thể.

+ Dự báo trung hạn, là việc đưa ra những phán đoán về Tình trạng tội phạm trong thời gian tương lai từ 3 năm đến 5 năm phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm ở phạm vi lớn hơn, thường gắn với việc đề ra và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ttrong phạm vi cả nước hoặc một vùng một địa phương nhất định. Vì cần dự báo trong một thời gian khá dài, cho nên đòi hỏi việc nghiên cứu xây dựng dự báo công phu, kỹ càng, cần phải tính toán thận trọng các phương hướng phát triển kinh tế- xã hội, lường trước những thay đổi về những vấn đề đó để có thể xác định đúng đắn những khả năng nảy sinh, phát triển các loại tội phạm và có phương hướng phòng ngừa phù hợp.

+ Dự báo dài hạn (dự báo chiến lược). Đây là loại dự báo về khả năng diễn biến của Tình trạng tội phạm trong khoảng thời gian từ 5 năm trở lên. Loại dự báo này rất khó khăn phức tạp, vì phải suy xét, tính toán đến một thời gian dài phục vụ cho những kế hoạch to lớn đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc nghiên cứu xây dựng những loại dự báo này đòi hỏi phải tìm hiểu nắm vững đường lối chiến lược của Nhà nước và Đảng, phải tổ chức nghiên cứu về Tình trạng tội phạm một cách quy mô rộng lớn, không những chỉ chú ý tới tình hình trong nước mà cả tình hình diễn biến các mặt của tội phạm trên thế giới.

- Căn cứ vào tiêu chí về phạm vi đối tượng và các lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm có thể chia ra các loại dự báo khác nhau như: + Dự báo về Tình trạng tội phạm nói chung.

+ Dự báo về từng loại, từng nhóm đối tượng phạm tội (tội phạm bạo lực, tội phạm ma tuý…).

+ Dự báo về Tình trạng tội phạm trong lĩnh vực như dự báo về tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực du lịch, xuất nhập cảnh…

Những loại dự báo như trên có thể giới hạn theo thời gian cụ thể hoặc ở một địa phương, một địa bàn cụ thể. Loại dự báo này mang tính chất nghiệp vụ chuyên sâu nhằm đề ra phương hướng biện pháp đấu tranh, phòng ngừa cụ thể. Nó rất sát hợp với các lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu 223080 (Trang 168 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w