6 Các công dân.

Một phần của tài liệu 223080 (Trang 159 - 163)

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nên phòng ngừa tội phạm cũng là sự nghiệp của quần chúng, thực tiển hoạt động phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam đã chứng minh điều đó. Trên cơ sở quy định của hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự kết hợp với tinh thần làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực phòng chống tội phạm, với tính cách là chủ thể phòng ngừa tội phạm, các cá nhân công dân phải: - Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân đã được Hiến

Pháp 1992 quy định. Tích cực tham gia vào các hoạt động phòng ngừa tội phạm.

- Tích cực, kịp thời phát hiện tội phạm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và cho chính quyền.

- Bằng các biện pháp, các hình thức tác động cảm hoá giáo dục những người phạm tội, những người có quá khứ lầm lỗi.

- Phối hợp giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội thực hiện tốt: “ Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”.

- Có trách nhiệm quản lý giáo dục các thành viên trong gia đình không đi vào con đường phạm tội.

- Đoàn kết tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới nơi cư trú.

Hệ thống các cơ quan này bao gồm: Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Tư pháp… có chức năng chung là đấu tranh chống tội phạm và tham mưu cho các cấp Uỷ Đảng và chính quyền đề ra các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực bảo vệ An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Các cơ quan này có những hoạt động chung trong phòng ngừa tội phạm như sau:

- Nghiên cứu, phân tích tình trạng tội phạm, xác định nguyên nhân điều kiện của nó, soạn thảo, đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

- Sử dụng các biện pháp theo luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức nặng cụ thể để tiến hành phòng ngừa tội phạm.

- Làm lực lượng nòng cốt, xunh kích trong việc phối hợp hướng dẫn các lực lượng thuộc cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong quá trình hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, mỗi lực lượng trong các cơ quan chuyên trách nói trên lại có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình trong phòng ngừa tội phạm.

Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cơ quan Công an là lực lượng tham gia trực tiếp và rộng rãi công việc phòng ngừa tội phạm hơn cả. Bởi vì nó giữ vai trò là lực lượng nòng cốt, xunh kích trên mặt trận bảo vệ an ninh chính trị, và trật tự an toàn xã hội, cơ quan Công an có lợi thế về lực lượng, phương tiện nghiệp vụ trong phòng ngừa tội phạm.

Sử dụng các biện pháp quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, các lực lượng Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự nắm vững nhân khẩu, hộ khẩu, tình hình diễn biến các loại đối tượng, quản lý nghề nghiệp, phương tiện đặc biệt, xây dựng trật tự nếp sống mới… qua đó có thể phát hiện nguyên nhân điều kiện phạm tội, đối tượng cụ thể.

Lực lượng cảnh sát Điều tra và An ninh điều tra ở các cấp và các địa phương bằng các biện pháp tố tụng và nghiệp vụ có khả năng làm rõ những

nguyên nhân, điều kiện của mỗi loại tội phạm, phòng ngừa ngăn chặn kịp thời những tội phạm có thể xảy ra.

Lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát phòng, chống ma tuý, An ninh kinh tế, văn hoá tư tưởng… tiến hành nắm vững các điạ bàn, quản lý chặt chẽ các đối tượng trong các cơ quan và ngoài xã hội bằng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, tiến hành ngăn chặn kịp thời những kẻ có ý định phạm tội. Đấu tranh là giảm các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm…nhằm góp phần xoá bỏ các nguyên nhân điều kiện của tội phạm.

Lực lượng Cảnh sát giao thông quản lý trật tự an toàn giao thông, quản lý phương tiện và đội ngũ người sử dụng phương tiện giao thông, tuyên truyền giáo dục mọi chủ phương tiện giao thông và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh và tôn trọng luật lệ giao thông. Đó là biện pháp phòng ngừa tích cực trước hết để làm giảm tai nạn giao thông trên tất cả các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và tham gia tích cực xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trên lĩnh vực này.

Trong tình hình hiện nay, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào phòng ngừa tội phạm đang là yêu cầu cấp bách với lực lượng công an. Các lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ trong ngành công an đang cố gắng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và những phương tiện kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, nhất là trong hoạt động theo dõi giám sát, điều tra khám phá thu thập chứng cứ về hoạt động của bọn tội phạm, bảo vệ an toàn cho các mục tiêu kinh tế, chính trị của đất nước.

Công tác phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo phương châm phòng hoả hơn cứu hoả. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tích cực tuyên truyền vận động nhân dân làm nồng cốt công tác chữa cháy hướng dẫn

công tác phòng chống cháy ở các cơ quan xí nghiệp và địa bàn dân cư, đặc biệt là các thành phố lớn, trung tâm đô thị, các siêu thị.

Đối với những người phạm tội, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và căn cứ vào chính sách xử lý của Nhà nước, lực lượng cảnh sát tiến hành giáo dục cải tạo họ tại các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng… nhằm đưa họ trở về với cộng đồng, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Hoạt động phòng ngừa tội phạm của lực lượng Công an luôn luôn gắn liền với hoạt động điều tra tội phạm đồng thời gắn liền với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các cơ quan của Viện kiểm sát tiến hành phòng ngừa tội phạm theo chức năng nhiệm vụ của mình. Cụ thể là: Tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra xét xử, thi hành án, giam giử, thực hiện quyền công tố trong các phiên toà, tổ chức phối hợp phòng ngừa tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan Nhà nước khác, tuyên truyền pháp luật phát hiện những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm; kiến nghị các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội nhằm khắc phục những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm.

Toà án nhân dân các cấp, thông qua hoạt động xét xử bằng việc làm sáng tỏ bản chất thực sự của vụ án. Tính chất mức động sai phạm của người phạm tội, mức độ tham gia của các người khác mà quyết định hình phạt được đúng người, đúng tội công bằng nghiêm minh. Thông qua hoạt động xét xử Toà án còn kiến nghị với các cơ quan nơi mà tội phạm xảy ra để có những biện pháp ngăn chặn, loại trừ những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm.

Các cơ quan thuộc Bộ tư pháp đưa ra những sáng kiến pháp luật và trực tiếp tham gia vào việc xây sựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất là pháp luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án góp phần nâng cao

hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm. Thông qua hoạt động quản lý công tác thi hành án các cơ quan thi hành án của Bộ Tư pháp góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu 223080 (Trang 159 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w