Khai phá dãy sử dụng kỹ thuật phân vùng (thuật toán Dynamic DISC-all)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: MỘT SỐ THUẬT TOÁN KHAI PHÁ LUẬT DÃY VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG VÀ TÍNH HÓA ĐƠN NƯỚC ppt (Trang 36 - 38)

Thuật toán Dynamic DISC-all bao gồm hai giai đoạn, phân vùng (partitioning) và so sánh [10]. Ban đầu, một lược đồ phân vùng được sử dụng để sinh một cách đệ quy các phân vùng cấp k, ở đó có thể khai phá được các dãy k thường xuyên. Phép đo về cách phân vùng sẽ giúp ích cho nhiệm vụ khai phá trên mỗi phân vùng như thế nào sẽ được tính toán để quyết định liệu có nên chuyển sang giai đoạn so sánh hay không. Ví dụ, như trong hình 2.19, một giai đoạn chuyển đổi xuất hiện sau các dãy-3 thường xuyên, trong phân vùng một, mức 3 được khai phá.

Trong giai đoạn phân vùng, chúng ta có thể áp dụng bất kỳ chiến lược DP nào như lược đồ phân vùng đa cấp trong [Chiu, D.Y., Wu, Y.H., Chen, A.L.P. (2004)] và lược đồ quy chiếu CSDL trong [Pei, J.,Han, J.W., Mortazavi-Asl,B., Pinto, H.,Chen, Q.,Dayal,U., Hsu, M.C. (2001)]. Trong giai đoạn so sánh, chúng ta áp dụng lược đồ

Khám phá dãy-k thường xuyên [Chiu, D.Y., Wu, Y.H., Chen, A.L.P. (2004)], là lược đồ kết hợp chiến lược DISC với chiến lược CP để đạt được hiệu suất tốt hơn. Trong phần này, chúng ta giới thiệu phương pháp tiếp cận cho việc chuyển tiếp giai đoạn động và cây-AVL cách vị trí (locative AVL-tree) hỗ trợ chiến lược DISC.

Hình 2.19: Thuật toán Dynamic DISC-all

 Sự chuyển tiếp giai đoạn động

Các chiến lược DP [Ho, C.C., Li, H.F., Kuo, F.F., Lee, S.Y. (2006)] giảm chi phí cho việc liệt kê các dãy con nhưng phải chịu các chi phí chung cho việc phân vùng. Việc sử dụng chiến lược DP đơn lẻ không áp dụng cho các trường hợp có nhiều phân

Khai phá luật dãy Nguyễn Đình Văn

vùng gần giống như là phân vùng cha mẹ của chúng. Trong những trường hợp này, Dynamic DISC-all nên chuyển sang giai đoạn so sánh. Do đó, việc có một chỉ dẫn tốt để có thể kích hoạt sự chuyển tiếp giai đoạn đúng thời điểm là rất cần thiết.

Cho tổng số dãy khách hàng trong phân vùng P được ký hiệu là Size(P). Để quyết định xem việc phân vùng sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí, một ý tưởng cơ bản là xem xét tỷ lệ của Size(P) với Size(Q), trong đó Q là phân vùng cha của P.

Vì tổng số hỗ trợ đếm được của một phần tử trong Q có nghĩa là số lượng các dãy khách hàng hỗ trợ phần tử đó, Size(P) có thể thu được ngay lập tức khi tổng số hỗ trợ đếm được của các phần tử trong Q được tính toán. Hơn nữa, vì chiến lược DP thao tác trên phân vùng cha Q và sau đó tạo ra các phân vùng con, nên có thể thu được Size(P) mà không cần quá nhiều chi phí. Bây giờ hãy xem xét tỷ lệ của Size(P) với Size(Q). Tỷ lệ càng cao, thì phân vùng Q sẽ mang lại càng ít lợi ích. Trường hợp xấu nhất là khi tỷ lệ này bằng 1. Dựa trên ý tưởng này, có ba thước đo có thể được xem như là định hướng cho giai đoạn chuyển tiếp. Chúng ta lấy hình 2.20 như một minh hoạ, nơi mà tất cả các phân vùng cấp-k đã được tạo ra.

Hình 2.20: Ba thước đo kích hoạt sự chuyển tiếp giai đoạn

Tiếp theo, chúng ta lần lượt thảo luận về những hạn chế của thước đo dựa trên phân vùng con (child-based measure) và thước đo dựa trên phân vùng anh em (sibling- based measure). Trước tiên, child-based measure tạo ra quyết định riêng lẻ cho mỗi phân vùng con. Việc tạo ra quyết định cho một phân vùng cần quét toàn bộ phân vùng cha của nó.

Một cách tương phản, child-based measure phải quét phân vùng cha nhiều lần, trong khi parent-based measure tạo ra tất cả các phân vùng con bằng cách quét các phân vùng cha chỉ một lần. Thứ hai, khi các sibling-based measure được lựa chọn, hai phân vùng anh em Q1 và Q2 có thể thích hợp với các chiến lược khác nhau.

Giả sử rằng chỉ có hai phân vùng con, P11 và P12, chúng có các kích thước gần với Size(Q1). Điều đó ngụ ý rằng Q1 sẽ không phù hợp với chiến lược DP. Mặt khác, Q2 có thể thích hợp với chiến lược DP. Kết quả là, sibling-based measure cần dàn xếp mâu thuẫn giữa Q1 và Q2. So sánh với các thước đo khác, parent-based measure chỉ xem xét tỷ lệ giữa các phân vùng cha và các phân vùng con của nó. Do vậy, trong

Khai phá luật dãy Nguyễn Đình Văn

Dynamic DISC-all chúng ta áp dụng tiêu chuẩn thước đo parent-based measure, biện pháp dựa vào cha, được gọi là tỷ lệ rút gọn, như một chỉ dẫn cho việc chuyển tiếp giai đoạn.

Tỷ lệ rút gọn (Reduction rate): Cho một phân vùng Q, tổng số phân vùng con của nó được biểu diễn là NQ. Tỷ lệ rút gọn của Q (viết tắt là RRQ) có nghĩa là tỷ số của sự khác biệt trung bình giữa Size(Q) và kích thước của phân vùng con của nó với Size(Q), được tính toán theo công thức sau:

Cho một ngưỡng γ , nếu RRQ cao hơn γ , giai đoạn phân vùng sẽ được tiếp tục; nếu không thì một sự chuyển đổi giai đoạn sẽ xuất hiện. Ta gọi γ là tỷ lệ rút gọn tối thiểu. Hình 2.21 là thuật toán chính của Dynamic DISC-all, bao gồm các phép tính của tỷ lệ rút gọn (bước 2) và giai đoạn so sánh (các bước 3–5). Tại bước 2, tỷ lệ rút gọn của một phân vùng P(S) được tính bởi công thức (2), sử dụng tổng số hỗ trợ đếm được, thu được trong bước 1. Tại bước 4, ta áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên và gọi lược đồ khai phá dãy k thường xuyên để tìm các dãy phổ biến còn lại với tiền tố S. Lưu ý rằng trong các bước ban đầu, P(S) là CSDL ban đầu và k = 0. Có nghĩa là thuật toán Dynamic DISC-all luôn quét các CSDL ban đầu một lần để tìm tất cả các dãy 1 thường xuyên.

Sau đó, nó tính toán tỷ lệ rút gọn để quyết định liệu có nên tiếp tục giai đoạn phân vùng hay chuyển sang giai đoạn so sánh.

Hình 2.21: Giải thuật chính của Dynamic DISC-all

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: MỘT SỐ THUẬT TOÁN KHAI PHÁ LUẬT DÃY VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG VÀ TÍNH HÓA ĐƠN NƯỚC ppt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)